Do hành xử không phù hợp với văn hóa của nơi tham quan, những khách du lịch này đã gây ra những việc gây chấn động.

Du khách bị bắt giam vì làm “chuyện ấy” trên taxi. Câu chuyện của hai du khách Rebecca Blake, 29 tuổi, người Anh và Conor McRedmond, người Ai-len ở Dubai từng gây chấn động. Sau khi nhậu say, hai vị khách này đã bắt taxi tới Dubai Marina. Họ bị lái xe bắt gặp trong tư thế thân mật, không mảnh vải che thân và đang làm “chuyện ấy” với nhau. Quá tức giận, lái xe đã trình báo với cảnh sát. Do Dubai là quốc gia theo đạo Hồi, việc say xỉn nơi công cộng và có quan hệ ngoài hôn nhân đều bị xem là tội hình sự nên cả hai bị bắt giam. Sau đó, phải nhờ tới sự bảo lãnh của những người bạn, cả hai mới được tại ngoại.

{keywords}

Du khách ăn cắp đồ rồi biện minh tưởng là đồ lưu niệm. Trong một buổi lễ kỷ niệm ngày quốc khánh Nhật Bản tổ chức tại Trung tâm văn hóa và Giáo dục Kaetsu ở Cambridge, Anh, hai cổ vật vô giá của Nhật Bản đột nhiên mất tích. Ai đã lấy cắp? Một du khách giải thích rằng tưởng là đồ lưu niệm nên trót... cầm. Sau đó, các cổ vật được trả lại kèm theo lời xin lỗi.

{keywords}

Thản nhiên cởi đồ giữa máy bay. Năm 2011, trong một chuyến bay của một hãng hàng không khu vực của Anh đi từ Nga đến London đã buộc phải quay đầu lại. Không phải máy bay gặp sự cố mà do một nữ hành khách say rượu đã cởi bỏ đồ và nhảy loạt điệu khiêu dâm trước mặt các hành khách khác. Hành vi tương tự được lặp lại trong một chuyến bay khác hồi đầu năm nay, một hành khách đã bị bắt vì say xỉn rồi lột sạch quần áo và có hành vi gợi cảm trên một chuyến bay.

{keywords}

Say xỉn rồi vào phá khu vui chơi. Năm 2012, hai khách du lịch quái đản đã đột nhập vào khu vui chơi Queensland Sea World của Australia và bơi với cá heo, đổ bình chữa cháy trong bể cá mập, sau đó bắt cóc một con chim cánh cụt có tên là Dirk. Sau khi tỉnh táo, họ thừa nhận những tội lỗi mình mắc phải và cho biết đã vứt con chim cánh cụt vào một con kênh. Họ bị bắt và bị phạt tiền.

{keywords}

Khắc bậy lên các công trình kiến trúc cổ. Nghệ thuật đường phố qua tranh ảnh trông có thể thật đẹp, nhưng nếu ai cũng muốn thể hiện mình là nghệ sĩ thì thật tai hại. Một cậu học sinh 15 tuổi đến từ Trung Quốc đã khắc tên mình lên một di tích đền thờ 3.500 năm tuổi ở Ai Cập mà không suy nghĩ. Kết quả, cậu bé bị lên án qua các phương tiện truyền thông xã hội, và buộc cha mẹ phải xin lỗi người dân Ai Cập. Hành vi xấu này dường như đang gia tăng, vào tháng 11.2014, một du khách Nga bị phạt một số tiền lớn vì khắc tên mình vào Đấu trường La Mã ở Rome. Đầu năm nay, hai người phụ nữ Mỹ đã bị cáo buộc làm điều tương tự.

{keywords}

Làm vỡ tai tượng trên Đảo Phục Sinh. Trong một chuyến thăm Đảo Phục Sinh vào năm 2008, Marko Kulju, một du khách Phần Lan đã làm vỡ một bên tai của một bức tượng nằm trên hòn đảo nổi tiếng. Những tượng đá có niên đại khoảng 1.000 năm tuổi, kết quả, Kulju đã bị bắt giam và chịu mức phạt 8,6 triệu peso Chile (khoảng 18,715 USD)

{keywords}

Ăn cắp ở trại tập trung Auschwitz. Thực tế, đã có nhiều vụ các nhà chức trách Ba Lan bắt giữ các khách du lịch vì đã ăn cắp trong khu vực trại tập trung Auschwitz. Tại địa điểm thăm quan nổi tiếng, nơi Đức quốc xã từng có những cuộc thảm sát, họ đã lấy trộm một số đồ mà thuộc về các nạn nhân diệt chủng và cho đó là “quà lưu niệm”.

{keywords}

Chán ngán với những du khách say xỉn. Vào tháng 8/2014, 100 cư dân của Barcelona, Tây Ban Nha đã quyết định xuống đường để biểu tình vì nạn du khách say rượu. Theo đó, người dân ở đây đã chán với việc phải chứng kiến những hành động lố lăng của du khách say rượu. Đỉnh điểm, những du khách Italy còn thản nhiên nô đùa nơi công cộng trong tình trạng khỏa thân. Người dân Barcelona đã kêu gọi chính quyền địa phương chấm dứt hình ảnh gây mất mĩ quan đô thị, mà họ gán cho cái tên “tai họa du khách say xỉn”.

{keywords}
Mô tả

Công dân Mỹ phẫu thuật lại cho bức tượng cổ. Năm 2013, một bác sĩ phẫu thuật người Mỹ tên Patrick Broderick đã bị bắt ở Florence, Italy vì tội phá hoại. Patrick Broderick đã cố tình bẻ gãy ngón tay út của một bức tượng có từ thế kỉ 15 bởi nhà điêu khắc Giovanni D’Ambrogio khiến cho hình ảnh tổng thể của nó bị tổn hại nghiêm trọng.

{keywords}

Khỏa thân. Khỏa thân từng đóng vai trò tích cực khi được sử dụng như một hình thức phản đối. Nhưng biến thể gần đây của điều này đang gây phản cảm sâu sắc. Nhiều du khách đã đi đến các ngôi đền cổ hoặc các điểm tham quan du lịch và khỏa thân để chụp ảnh. Riêng trong năm 2015, có 5 người đã bị bắt giữ tại ngôi đền Angkor Wat nổi tiếng vì chụp ảnh khỏa thân. Angkor Wat là ngôi đền thiêng liêng nhất của Campuchia và có ý nghĩa lịch sử to lớn nhưng đã bị bôi xấu. Một nhóm khách du lịch cũng trần truồng trên một ngọn núi của Malaysia hồi tháng 5. Thiết nghĩ, khách du lịch cần phải có sự tôn trọng đối với các nền văn hóa khác khi họ đến tham quan.

{keywords}

(Theo Minh Khánh/Dân Việt)