Cuốn sách từ lâu đã nổi tiếng về nghệ thuật quân sự, và những bài học này cũng đã được giới kinh doanh sử dụng. Dưới đây là tổng hợp những bài học nổi bật từ cuốn sách kinh điển này:
Nghệ thuật quản lý: Quan tâm tới nhân viên nhưng cũng cần nghiêm khắc
· Liều lĩnh, dẫn đến sự hủy diệt;
· Hèn nhát, dẫn đến dễ bị thu nạp;
· Sự nóng vội có thể bị kích động bởi những lời lăng mạ
· Sự tế nhị thường nhạy cảm với xấu hổ
· Cô đơn khiến con người lo lắng và gặp rắc rối.
Các chiến binh cũng giống như con cái bạn, có thể đi với bạn tới cùng, bởi vậy hãy coi họ như những đứa con yêu dấu của mình và họ sẽ sát cánh bên bạn cho đến khi chết.
Tuy nhiên, nếu bạn nuông chiều, không nghiêm khắc thì họ không thể thực thi yêu cầu của bạn. Khi đó, các chiến binh của bạn cũng giống những đứa trẻ hư hỏng.
Nghệ thuật quản lý: Thuê người giỏi, bởi cấp dưới yếu sẽ hại bạn
Khi cấp dưới giỏi mà cấp quản lý lại yếu dẫn đến việc không phù hợp. Còn khi nhà quản lý giỏi mà nhân viên lại kém thì kết quả sẽ sụp đổ.
Khi các binh lính nóng giận, và không tuân lệnh, tự ý chiến đấu khi gặp kẻ thù chỉ bởi phẫn nộ. Điều này sẽ dẫn đến bại trận.
Chiến lược: Hiểu kẻ thù
Hãy thực hiện những so sánh này làm cơ sở để hiểu đối thủ của mình
· Bên nào có khả năng hơn?
· Bên nào thi hành kỷ luật nghiêm khắc hơn?
· Bên nào mạnh hơn?
· Bên nào có đội ngũ được đào tạo tốt hơn?
· Bên nào bền lòng hơn cả khi được thưởng và khi bị phạt?
Chiến thuật: Tất cả các cuộc chiến đều dựa trên sự lừa dối
Dử mồi lôi kéo đối phương làm rối loạn và tiêu diệt
Chiến thuật: Hãy quyết đoán và nhanh chóng
Quyết định nhanh giống như một cú hích đúng lúc để tấn công và tiêu diệt đối phương. Còn nhanh chóng là bản chất của chiến tranh: tận dụng sự lơi là của kẻ thù, bất ngờ tấn công vào nơi không được bảo vệ.
Chiến thuật: Khai thác điểm yếu, tránh điểm mạnh của đối phương
Nếu đối thủ của bạn là người nóng nảy, hãy tìm cách chọc tứcvàtấn công vào điểm sơ hở. Trong chiến tranh, cần tránh những điểm mạnh của kẻ thù và tập trung tấn công vào chỗ yếu.
Chiến thuật: Đừng làm vì lợi ích nào đó - hãy chắc chắn nó có ích cho mình
Nếu đó là lợi thế của bạn, hãy tiến lên phía trước; nếu không, hãy dừng lại
Cảnh báo: Đừng tấn công ai chỉ bởi họ chọc tức bạn
Không một người cầm quân nào đưa quân ra chiến trường chỉ để thỏa mãn cái tôi của mình.
Thông tin là quan trọng: Đừng chiến đấu nếu không biết đang chống lại ai
Hãy tinh tế! và sử dụng gián điệp cho mọi loại hình kinh doanh.
Khi một vị tướng, không thể ước tính sức mạnh của kẻ thù, điều lực lượng yếu hơn tham gia đánh lại một lực lượng mạnh, hoặc đem một đội quân yếu chống lại một kẻ mạnh, sẽ không tránh khỏi việc bị bại trận.
Hãy so sánh cẩn thận lực lượng của mình với địch, để bạn có thể biết sức mạnh của mình, ở đâu là thừa và nơi nào thiếu.
Nguyên nhân bại trận: Bắt người làm những việc họ không thể, cân nhắc những người không có khả năng, và không làm việc nhóm
3 yếu tố người chỉ huy có thể mang lại thiệt hại cho quân đội của mình:
· Chỉ huy quân đội tiến lên hoặc rút lui mà không biết gì về thực tế. Điều này được gọi là lúng túng quân đội.
· Cố gắng cai trị một đội quân giống như cách cai quản một vương quốc. Điều này gây ra tâm lý không ổn cho binh lính.
· Sử dụng quân đội mà không phân cấp bậc, thiếu hiểu biết về nguyên tắc quân sự thích ứng với hoàn cảnh. Điều này ảnh hưởng tới niềm tin của những người lính.
Chiến thắng
Có 5 bí quyết làm nên chiến thắng
· Biết khi nào nên chiến đấu và khi nào không nên chiến đấu.
· Biếtcách xử lý cả lực lượng vượt trội và lực lượng kém hơn.
· Biết khơi dậy tinh thần của toàn đội quân.
· Biết sẵn sàngchuẩn bị , chờ đợi kẻ thù sơ hở
· Năng lực quân sự và không bị chủ quyền can thiệp.
Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng. Nếu bạn biết mình nhưng không hiểu kẻ thù, cứ mỗi chiến thắng giành được, cũng chính là một thất bại. Nếu bạn hiểu cả kẻ thù lẫn bản thân mình, bạn sẽ không thua trong bât cứ trận chiến nào.
Minh Thu (Bussiness Insider)