15 năm trước, trong một bài xã luận trên báo Quân Đội Nhân dân, B.Kerrey cho biết, ông “chưa bao giờ đeo tấm huy chương xấu xa đó”, “không hề băn khoăn nếu quân đội Mỹ quyết định thu hồi nó” và xin nhân dân Việt Nam tha thứ.
LTS: Cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey, được bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam đang là tâm điểm dư luận. Với trách nhiệm thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam đăng lại bài xã luận trên báo Quân đội Nhân dân năm 2001 ngay sau khi sự kiện Thạnh Phong được công bố trên báo Mỹ. Bài viết của tác giả, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội cũng được in trong cuốn Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc. Mời độc giả cùng tham khảo và suy ngẫm.
Chuyện Fulbright: Xóa thù hận, chứ không được quyền xóa lịch sử
Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch
Việc cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey thú nhận tội ác gây ra ở Việt Nam đã gây ra những chấn động tinh thần và tâm lý mạnh mẽ trong dư luận Mỹ và thế giới.
B.Kerrey cho biết, ông “chưa bao giờ đeo tấm huy chương xấu xa đó”, “không hề băn khoăn nếu quân đội Mỹ quyết định thu hồi nó” và xin nhân dân Việt Nam tha thứ cho ông ta. Ảnh: Newszing |
Thế là cuối cùng, phải đến sau 32 năm, B.Kerrey đã không thể giấu mãi sự thật về đêm khủng khiếp 25/9/1969 ở làng Thạnh Phong thuộc vùng châu thổ sông Mêkông, đơn vị của ông ta đã nổ súng bắn chết hàng chục phụ nữ, trẻ em và người già. Sau “chiến công” này, B.Kerrey được tôn vinh như “người hùng” và được tăng Huân chương danh dự. Theo B.Kerrey thổ lộ: “Đó không phải là chiến thắng quân sự. Đó là một vụ thảm sát và tôi đã ra lệnh. Đến bây giờ tôi vẫn còn đau khổ không hiểu sao tôi lại phạm một lỗi lầm như thế… Nếu tôi mất cả hai tay, hai chân, cả thị lực, thính lực của mình cũng không nhiều bằng những gì tôi đã mất đêm hôm đó”. B.Kerrey cho biết, ông “chưa bao giờ đeo tấm huy chương xấu xa đó”, “không hề băn khoăn nếu quân đội Mỹ quyết định thu hồi nó” và xin nhân dân Việt Nam tha thứ cho ông ta.
Vào lúc này, điều mà dư luận quan tâm không phải là việc cất công đi tìm hiểu vì sao mãi đến bây giờ sự thật tội ác nào mới được B.Kerrey thú nhận. Một câu hỏi nhức nhối cứ xoáy mãi trong lòng những người trọng công lý: Còn bao nhiêu nữa những trang đen tối trong hồ sơ tội ác của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vẫn chưa được giở ra? Một tội ác khủng khiếp đã được chính người gây ra nó công khai thú nhận! và chắc chắn sẽ còn nhiều cựu chiến binh Mỹ như B.Kerrey thức tỉnh lương tri. Dù muộn, nhưng họ đã biết làm theo sự mách bảo của lương tâm. Và chỉ có cách như vậy, họ mới mong thoát khỏi sự ám ảnh, mới mong tìm kiếm sự bình yên trong tâm trí.
Xã luận tờ Thời báo New York viết, sự thú nhận muộn mằn của ông B.Kerrey cho thấy cuộc chiến tranh Việt Nam đã để lại cho lĩnh Mỹ quá nhiều tội ác và phải hối hận nặng nề hơn mọi cuộc xung đột khác trong lịch sử nước Mỹ. Không ai khác, B.Kerrey và những cựu chiến binh Mỹ như ông ta phải hành động giúp cho nước Mỹ thức tỉnh lương tri, không lao vào con đường tội lỗi như đã từng làm trong chiến tranh Việt Nam.
Con đường công danh của B.Kerrey chắc hẳn được tạo dựng từ vốn liếng chính trị nhờ thời gian tham chiến ở Việt Nam, nhờ tấm Huân chương danh dự sau cuộc thảm sát ở Thạnh Phong, có nghĩa là con đường đó đã lạnh lùng và tàn nhẫn băng qua xác của những phụ nữ, trẻ em, người già bị ông ta ra lệnh giết trong đêm đó. Trở về Mỹ năm 1970 sau khi bị thương ở chân phải, năm 1982, B.Kerrey được bầu làm Thống đốc bang Nebraska rồi đến năm 1987 được bầu làm thượng nghị sĩ. Làm thượng nghị sĩ hai nhiệm kỳ liên tiếp, đến năm 1992 được đảng Dân chủ đề cử làm ứng cử viên Tổng thống, ông ta xin thôi với lời giải thích là quá mệt mỏi về những cuộc đua tranh ở chính trường. Thực tế cho thấy, tuy giấu kín tận đáy lòng sự thật về cuộc thảm sát Thạnh Phong, nhưng B.Kerrey đã không thể nào tránh khỏi sự tự vấn của lương tâm, để rồi cuối cùng làm điều phải làm: Thú nhận tội lỗi!
Chính phủ Mỹ sẽ trả lời thế nào, sẽ làm gì khi một cựu chiến binh, một chính khách tầm cỡ như B.Kerrey đã khẳng định: “Đó không phải là một thảm kịch. Đó là một vụ thảm sát dã man”. Câu nói này không phải chỉ đúng với những gì đã diễn ra ở Thạnh Phong mà suy rộng ra còn đúng trong toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Không phải ai khác mà chính B.Kerrey đã nói: “Phải làm sao để những người lĩnh Mỹ được huấn luyện không chỉ để bắn giết mà còn cả cách đấu tranh để khỏi bắn giết”, điều mà bản thân ông chỉ mới họ
Bob Kerrey giã từ vũ khí từ lâu, đã thú nhận tội ác và hối hận. Còn nước Mỹ thì sao?
Hồ Quang Lợi
(Bài viết này đã đăng trên QĐND năm 2001 với tiêu đề: Cần tự vấn lương tâm)
Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch