2020 là năm bản lề thực hiện nhiều chương trình phát triển KT-XH có tác động tới việc thụ hưởng các quyền của dân; Là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các Kế hoạch quốc gia để triển khai các kết quả của UPR chu kỳ III, kết quả báo cáo-kiểm điểm tại nhiều Ủy ban Công ước về quyền con người quan trọng.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, trong quá trình xây dựng Luật pháp chính sách, trong quá trình triển khai cũng như trao đổi với đối tác quốc tế, như các quốc gia khác chúng ta nhìn nhận còn có những thiếu sót, hạn chế cần khắc phục.

{keywords}
Ban hành Luật nhằm cụ thể hóa chủ trương nhất quán của Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Ảnh LAD

Ví dụ về Luật pháp, chúng ta khắc phục làm sao luật pháp có hiệu quả hơn, giảm bớt sự chồng chéo. Bộ máy hệ thống hành chính giảm bớt quanliêu phục vụ người dân tốt hơn, tiến hành chiến lược cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước nhìn nhận trong hệ thống pháp luật, tư pháp vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.

Ý thức, nhận thức của người dân về quyền mình được hưởng chưa đầy đủ, về năng lực người cán bộ thực thi bảo đảm quyền người dân còn thiếu sót. Điều kiện khách quan về kinh tế - xã hội chưa cho phép chúng ta có nguồn lực đảm bảo quyền người dân như mong muốn.

Khó khăn nữa là một số tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền con người, quyền tự do dân chủ để phục vụ ý đồ chính trị riêng, đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng, luật pháp, ảnh hưởng tới quá trình đảm bảo quyền con người cũng như quyền lợi của cộng đồng.

{keywords}
Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối thoại, hợp tác quốc tế; tăng cường sự tham gia của Việt Nam vào các thể chế quốc tế về quyền con người. Ảnh minh họa.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật dựa trên cơ sở phát huy những mặt tích cực, thành tựu đã đạt được

Trong bối cảnh đó, để đảm bảo thực thi nhân quyền tại Việt Nam trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật dựa trên cơ sở phát huy những mặt tích cực, thành tựu đã đạt được trong chính sách về quyền con người. Do đó, chúng ta sẽ phải hoàn thiện chính sách, bổ sung các chính sách liên quan đến vấn đề quyền con người; xây dựng những biện pháp cụ thể nhằm thực thi pháp luật các chính sách về con người.

Quan trọng hơn, chúng ta phải tăng cường các biện pháp giáo dục trong mỗi người dân cũng như các cán bộ công chức trong hệ thống chính trị về quyền con người; về vấn đề trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đảm bảo quyền con người; trách nhiệm của người dân cũng như các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp trong vấn đề đảm bảo quyền con người.

Thêm vào đó, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối thoại, hợp tác quốc tế; tăng cường sự tham gia của Việt Nam vào các thể chế quốc tế về quyền con người. Qua đó, Việt Nam chủ động giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm của mình với các đối tác quốc tế về quá trình bảo đảm quyền con người tại Việt Nam.

Mặt khác, Việt Nam cũng có thể học hỏi những kinh nghiệm hay từ các đối tác quốc tế để hoàn thiện pháp luật, chính sách, triển khai các biện pháp thực hiện.

{keywords}
2020: Năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các Kế hoạch quốc gia để triển khai các kết quả UPR chu kỳ III. Ảnh minh họa.

Năm 2020 sắp tới là năm bản lề trong việc thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp tới việc thụ hưởng các quyền của người dân, cũng là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các Kế hoạch quốc gia để triển khai các kết quả của UPR chu kỳ III, kết quả báo cáo - kiểm điểm tại nhiều Ủy ban Công ước về quyền con người quan trọng.

Đồng thời, năm 2020 cũng là năm Việt Nam đảm nhận những cương vị quan trọng hàng đầu tại các tổ chứcquốc tế và khu vực, hiện thực hóa những chỉ đạo quan trọng của Đảng về “đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương”.

* Các kết quả về bảo đảm các quyền con người trên thực tế cũng được minh chứng qua những con số thuyết phục. Theo Báo cáo của UNDP năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm Trung bình cao về Chỉ số phát triển con người (thứ 116/189 quốc gia) và Chỉ số bình đẳng giới (đứng thứ 67/160 quốcgia). Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam tiếp tục giảm, đặc biệt là trong các dân tộc thiểu số, với tỷ lệ giảm mạnh tới 13%, mức giảm lớn nhất trong thập niên vừa qua.

 

 

* Ngay sau khi Liên hợp quốc được thành lập, một trong những văn kiện quan trọng hàng đầu được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua là Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế vào ngày 10/12/1948. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền là văn kiện đầu tiên khẳng định mộtcách tương đối toàn diện quyền con người, từ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, đến quyền được hưởng an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụcông, quyền làm việc, nghỉ ngơi, quyền học tập, quyền được hưởng sự chăm sóc đặc biệt với bà mẹ và trẻ em…

 Trần Hằng