Phần trả lời của bác sĩ Nguyễn Thị Thế Thanh, BS chuyên khoa II, PGĐ Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai trong khuôn khổ buổi GLTT "Người Việt ăn gì để không chết?".

1.Theo các thông tin trên mạng thì để những người tầm soát dự phòng ung thư thì phải tiền triệu, nên nhiều người tặc lưỡi chẳng dám đi. Bà có thể nói con số chính xác số tiền 1 người cần phải bỏ ra để tầm soát hầu hết các loại ung thư (xét nghiệm ung thư sớm)? Và kèm theo là nên bao nhiêu năm 1 lần? Khám xét ở bệnh viện tỉnh được không hay phải lên tuyến Trung ương? Xin bà trả lời thật chi tiết để tôi còn biết cách cho người thân trong gia đình. (Độc giả Võ Hoàng Yến, Phổ Yên, Thái Nguyên).

Theo BS Nguyễn Thị Thái Thanh, có 5 món ăn vỉa hè không nên ăn là:

+ Đồ ăn trong những quán cơm ở chợ, gần trường học, bệnh viện không được tươi sống, ôi thiu, đã qua tẩm ướp, bát đũa không vệ sinh, giấy ăn bẩn, bụi bặm đầu tiên có thể gây ngộ độc thực phẩm.

+ Những loại đồ uống như trà sữa, trà chanh vì dùng phẩm màu, chất tạo mùi không rõ nguồn gốc.

+ Đồ ăn vặt, ăn nhanh như nem chua rán, thịt xiên nướng, chân gà nướng.

+ Hoa quả dầm, ô mai có chứa phẩm màu, chất bảo quản chống mốc, đường hóa học hoặc người bán dùng hoa quả hỏng, chứa chất bảo quản như lê, táo Trung Quốc...

+ Tránh ăn đồ ăn chưa được nấu chín như gỏi, nem chua, tiết canh vì những đồ ăn này dễ gây ngộ độc và những bệnh kí sinh trùng như sán.

BS Nguyễn Thị Thế Thanh: Rất khó có thể đưa ra một con số chính xác cho việc tầm soát ung thư toàn diện vì mỗi một loại xét nghiệm có một mức giá khác nhau theo quy định của Bộ Y tế, cũng như của từng bệnh viện.

Một người khỏe mạnh tốt nhất nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng đến 1 năm 1 lần. Khi có nghi ngờ về bất cứ bệnh lý gì thì chúng ta nên đi kiểm tra ngay theo đúng chuyên khoa.

Có thể thực hiện việc kiểm tra ở các bệnh viện tuyến dưới nơi đăng kí bảo hiểm để giảm thiểu chi phí vì hầu như các bệnh viện tuyến tỉnh đều có các khoa ung bướu.

Nếu bệnh tình vượt quá chuyên môn của bệnh viện tuyến dưới thì bệnh viện có trách nhiệm chuyển bệnh nhân lên tuyến Trung ương như Bệnh viên K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.

Sau khi tầm soát, chúng ta cũng vẫn nên kiểm tra định kì 6 tháng đến 1 năm hoặc theo lời khuyên của bác sĩ về từng bệnh cụ thể.

2. Tôi được biết bên Nhật có những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng uống vào giúp diệt bớt tế bào ác tính, tế bào ung thư. Hoặc như bên Thái Lan, có những loại chất chiết xuất từ rắn có thể thải độc rất tốt nếu uống đều mỗi tháng 1 lần. Chỉ có điều là nó rất đắt. Vậy xin bà cho chúng tôi lời khuyên là: Nếu đủ tiền, có nên dùng các loại đó dù chưa mắc bệnh không (để phòng); còn nếu mắc bệnh thì dùng có tác dụng không? Tôi vô cùng cảm ơn bà. (Độc giả Hoàng Trung Kiên, Long Biên, Hà Nội).

BS Nguyễn Thị Thế Thanh: Thực ra, hiện tại có rất nhiều ý kiến xung quanh việc sử dụng thực phẩm chức năng trong phòng và điều trị bệnh ung thư.

Theo ý kiến cá nhân, tôi cho rằng thực phẩm chức năng không có tác dụng trong việc điều trị ung thư vì thực chất thực phẩm chức năng chủ yếu bổ sung vitamin, khoáng chất, và một số chất chống oxy hóa.

Chúng ta có thể sử dụng những thực phẩm chức năng đó để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, giá của những sản phẩm này quá cao so với giá trị, hiệu quả thực tế mà nó mang lại.

Thay vì dùng thực phẩm chức năng thì chúng ta nên thay đổi lối sống sao cho lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực phù hợp với công việc, lứa tuổi, sức khỏe của bản thân để có có một cơ thể khỏe mạnh.

{keywords}
BS Nguyễn Thị Thế Thanh (người mặc áo đen) đang trả lời giao lưu trực tuyến.

3.Tôi được biết, việc sử dụng phải các sản phẩm độc hại cũng là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ông/bà đã và đang làm gì để bảo vệ chính những người thân trong gia đình khỏi mắc ung thư từ việc ăn uống? Chẳng hạn: Ăn rau thì có mua ngoài chợ không hay mua rau quê, thịt lợn thì lấy từ nguồn nào v.v. (Độc giả Chu Thị Hồng, Vĩnh Long)

BS Nguyễn Thị Thế Thanh: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, ví du như gen, lứa tuổi, lối sống, vi khuẩn, virus, các hóa chất độc hại, nấm mốc, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng…

Chế độ dinh dưỡng không cân đối như ăn quá nhiều đạm, chất béo, ít chất xơ, uống ít nước cũng dễ dẫn tới căn bệnh ung thư.

Vì thế, chúng ta không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối như dưa muối, cà muối, thịt hun khói, xúc xích... Uống nhiều rượu bia, các chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân.

Về vấn đề an toàn thực phẩm, không nên ăn những thực phẩm bị nấm mốc, những củ quả lên mầm như khoai tây bị lên mầm.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều những sản phẩm rau củ có chứa quá nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, cho nên người tiêu dùng nên mua ở những nơi có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu có điều kiện, tốt nhất nên tự cung tự cấp, hoặc tìm những nguồn cung cấp an toàn.

Khi ăn những thực phẩm có chứa quá nhiều dư lượng thuốc trừ sâu thì tai biến đầu tiên là sẽ gây ngộ độc thực phẩm, về lâu dài sẽ gây ra các bệnh ung thư về đường tiêu hóa như ung thư trực tràng, dạ dày, ung thư tụy.

{keywords}
Ảnh minh họa

Những sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nói chung bây giờ không được nuôi theo cách truyền thống mà dùng những thực phẩm tăng trọng chứa sanbutamol hoặc corticoid, những thuốc tăng trọng không rõ nguồn gốc để tăng lợi nhuận, giảm thời gian nuôi.

Khi mua, khách hàng cố gắng mua những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng như siêu thị, có kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những thực phẩm có phẩm màu như chất tạo màu trong kẹo, bánh, thực phẩm ăn nhanh, thịt quay, trà chanh, trà sữa chân trâu cũng rất nguy hại cho sức khỏe.

Nên tránh những thực phẩm ăn nhanh, đồ chiên rán vì dầu mỡ chiên rán nhiều lần đã bị oxy hóa cũng là một trong nguyên nhân gây ung thư rất lớn. Vì thế, tránh xa đồ chiên rán, tăng cường ăn đồ hấp, luộc là cách chúng ta bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh ung thư.

Về lối sống, trong xã hội hiện đại ngày nay chúng ta ít vận động trong khi tiêu thụ nhiều thực phẩm quá nhiều đạm, chất béo, chất kích thích dễ gây ra bệnh béo phì, rối loạn chuyển hóa. Và đây cũng là một tác nhân gây gia tăng bệnh ung thư.

Ngoài ra, chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng 1 lần để tầm soát những bệnh có thể phát hiện sớm như ung thư vú, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Để giải quyết tận gốc vấn đề này cần sự chung tay của nhiều cơ quan, ban nghành như nông lâm nghiệp, y tế, quản lý thị trường.

4. Bà có thường hay đi ăn ở các quán ăn vỉa hè không? Ở góc nhìn chuyên môn thì theo bà để tránh ung thư tốt nhất nên tránh những loại thực phẩm đường phố nào? Xin bà nói rõ tên các loại nhóm món ăn mà bà biết thay vì chỉ nói chung chung về loại chất gây ung thư vì không ai biết người ta cho chất gì vào món nào. Rất cảm ơn bà. (Độc giả Hoàng Trung Kiên, Long Biên, Hà Nội).

BS Nguyễn Thị Thế Thanh: Rất ít khi tôi đi ăn ở ngoài, một là không có thời gian, hai là những quán ăn đó không đảm bảo vệ sinh. Chúng ta nên tránh những thực phẩm đường phố vì thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, vệ sinh kém.

Một số loại đồ ăn, đồ uống điển hình cần tránh là:

+ Đồ ăn trong những quán cơm ở chợ, gần trường học, bệnh viện không được tươi sống, ôi thiu, đã qua tẩm ướp, bát đũa không vệ sinh, giấy ăn bẩn, bụi bặm đầu tiên có thể gây ngộ độc thực phẩm.

+ Những loại đồ uống như trà sữa, trà chanh vì dùng phẩm màu, chất tạo mùi không rõ nguồn gốc.

+ Đồ ăn vặt, ăn nhanh như nem chua rán, thịt xiên nướng, chân gà nướng.

+ Hoa quả dầm, ô mai có chứa phẩm màu, chất bảo quản chống mốc, đường hóa học hoặc người bán dùng hoa quả hỏng, chứa chất bảo quản như lê, táo Trung Quốc...

+ Tránh ăn đồ ăn chưa được nấu chín như gỏi, nem chua, tiết canh vì những đồ ăn này dễ gây ngộ độc và những bệnh kí sinh trùng như sán.

(Theo Tri thức trẻ)