Theo Bộ Y tế, trong 55 cơ sở đủ điều kiện có các viện thuộc Bộ Y tế như: Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Viện Dinh Dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên… và một số Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh như: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Quảng Bình, Điện Biên, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Điện Biên

Các trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm các tỉnh, thành phố gồm TP.HCM, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Bình Dương cũng có tên trong danh sách này.

Ngoài ra, danh sách còn có các Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Công ty Cổ phần chứng nhận và giám định Vinacert; Công ty TNHH 1 thành viên Khoa học Công nghệ Hoàn Vũ; Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ Chấn Nam; Công ty TNHH DV KHCN Khuê Nam; Trung tâm phân tích và thí nghiệm 2 thuộc Công ty  TNHH giám định Vinacontrol…

Kiểm nghiệm thực phẩm là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Nếu doanh nghiệp thực hiện kiểm nghiệm tại các đơn vị không đúng theo danh sách cơ sở được chỉ định, kết quả kiểm nghiệm sẽ không có giá trị pháp lý.

Theo quy định hiện hành, sản phẩm thực phẩm phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, chất bổ sung, phụ gia, tác nhân gây ô nhiễm… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Kiểm nghiệm thực phẩm là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh và sản xuất thực phẩm.

Danh sách chi tiết 55 cơ sở xem tại: https://vfa.gov.vn/tin-tuc/danh-sach-cac-co-so-duoc-chi-dinh-kiem-nghiem-phuc-vu-quan-ly-nha-nuoc-ve-an-toan-thuc-pham.html

Minh Tú