Ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều nước giải nhiệt, thậm chí bồi bổ con quá mức sẽ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng.

Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng trẻ em (Viện dinh dưỡng Quốc gia), trong những ngày nắng nóng thời tiết oi bức, trẻ thường biếng ăn. Bên cạnh đó, cách ăn uống chăm sóc sai từ bố mẹ làm cho trẻ bị xuống cân.

{keywords}

TS.BS Phan Bích Nga khám bệnh cho trẻ nhỏ. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Khẩu phần không đủ vi chất dinh dưỡng

Điều tra dinh dưỡng cho thấy hiện khẩu phần ăn của trẻ em Việt Nam từ 2-5 tuổi dù đã đáp ứng đước 95% nhu cầu năng lượng, nhưng mới đáp ứng được 57% nhu cầu sắt và 65% nhu cầu vitamin A.

Nguyên nhân là bố mẹ cố gắng ép con ăn nhưng thực đơn vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu các thức ăn động vật là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao. Trẻ bị thiếu các vitamin A, sắt, đặc biệt là kẽm.

Thiếu kẽm khiến sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Đồng thời, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn.

Các mẹ có thể bổ sung kẽm cho con thông qua thức ăn như tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng). Trẻ nhũ nhi nên cố gắng cho bú mẹ, vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.

Giảm bớt chất bột đường

Phụ huynh thường dùng bột sắn dây, ninh đậu xanh, đậu đen để thay thế cháo cho bữa ăn của trẻ với mục đích thanh nhiệt, dễ ăn và tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này không phù hợp với sức khỏe của trẻ nhỏ. Bột sắn hoặc các loại hạt đậu thường không có nhiều năng lượng như cơm, cháo.

Chế độ ăn thiếu hụt nặng lượng sẽ khiến cơ thể trẻ phải huy động các chất để sinh năng lượng cho bé thoạt động. Vì vậy, trẻ dễ bị xuống cân nếu không ăn đủ chất bột đường.

Bữa ăn kéo dài quá lâu

Nắng nóng thường làm trẻ dễ biếng ăn. Do đó, thay vì cho trẻ ăn cùng một lúc, bố mẹ nên chia nhỏ bữa. Điều này sẽ giúp trẻ dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.

Khi cho trẻ ăn, một bữa không nên kéo dài quá 45 phút. Bởi khi ăn quá lâu, thức ăn bị vữa có thể gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Ăn quá nhiều đồ ngọt

Với các loại như kẹo ngọt, kem, nước ngọt, hoa quả ngọt (mít, vải, nhãn…), cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Chế độ ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, mụn nhọt trên da. Thói quen này còn có thể gây ra thừa cân béo phì, rối loại chuyển hóa (bệnh tiểu đường).

Cho trẻ uống các loại lá để làm mát cơ thể

Các loại lá thanh nhiệt như nhân trần, nụ hoa tam thất, nước đậu đen chỉ tốt cho người lớn. Đối với trẻ nhỏ, loại nước này không nên dùng thay thế nước lọc và sữa. Trẻ dưới 2 tuổi cần phải ăn uống các thực phẩm nhiều năng lượng.

Sử dụng nhiều nước ngọt có ga

Nước ngọt có ga chỉ nên sử dụng mỗi tháng một lần vì chúng có nhiều chất gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Lượng đường trong một lon nước ngọt có ga thường rất lớn, nhưng chỉ là năng lượng rỗng. Trẻ tiêu thụ một lon nước ngọt có ga mỗi ngày có thể tăng trong lượng cơ thể lên 6,75 kg sau một năm sử dụng.

Ngoài ra, lượng axit phosphoric và lượng phosphate có trong nước ngọt có ga dễ gây loãng xương. Lượng caffein có trong đó cũng làm giảm khả năng tập trung của trẻ. Chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ tránh xa loại nước này để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng gan và thận.

Khoa học chứng minh sữa mẹ có thể trị bệnh ung thư

Khoa học chứng minh sữa mẹ có thể trị bệnh ung thư

Sữa mẹ đang được sử dụng để chống lại bệnh ung thư sau khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong sữa mẹ có chứa thành tố “ma thuật” có thể giết tế bào ung thư mà không gây hại cho sức khoẻ người bệnh.

Tại sao bạn nên học cách nuôi con từ người chưa từng làm mẹ?

Tại sao bạn nên học cách nuôi con từ người chưa từng làm mẹ?

“Cô ta chưa từng làm mẹ, làm sao có đủ tư cách khuyên tôi nên làm gì với con của tôi?”, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ thế khi ai đó chưa làm mẹ góp ý về cách nuôi con của bạn.

Cha mẹ làm việc này, con cái không sợ bị lạm dụng tình dục

Cha mẹ làm việc này, con cái không sợ bị lạm dụng tình dục

Cha mẹ hãy giải thích cho trẻ rằng, nếu có ai đó đã làm hoặc muốn làm điều gì đó với cơ thể của trẻ mà trẻ không muốn, trẻ có thế nói không và kể lại với người thân… 

(Theo Zing.vn)