{keywords}
Ảnh minh hoạ: Jay Daniel Wright

Nói về những thất bại để vượt qua chúng

Hầu hết mọi người đều thích tự xử lý thất bại, và nhanh chóng bước tiếp vì sợ bị đánh giá là không chuyên nghiệp. Nhưng việc dành thời gian để nhìn nhận lại và nói về những kết quả không mong muốn có thể giúp bạn đi được một chặng đường dài trong việc tạo nên một nơi làm việc ăn ý, đáng tin cậy và hiệu quả hơn.

Bạn xứng đáng nhận mức thu nhập cao hơn

Việc không thương lượng lại về mức lương có thể làm bạn mất hàng trăm ngàn đô la trong suốt sự nghiệp của mình – theo Linda Babcock, một giáo sư kinh tế ở ĐH Carnegie Mellon, Mỹ.

Công sở không phải là gia đình thứ 2 cũng chẳng sao cả 

Thật tốt nếu bạn và đồng nghiệp có những mối quan hệ tốt đẹp và hỗ trợ nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ là nạn nhân của tư duy “sống luôn ở nơi làm việc”. Chẳng sao cả nếu bạn nói “Không, tôi sẽ không làm việc 60 giờ trong tuần này”. Và hãy nhớ rằng sẽ không phải là sự phản bội cá nhân nếu bạn quyết định đi tiếp.

Đôi khi tình bạn có thể rất phiền toái

Sau khi phân tích 26 nghiên cứu, một chuyên gia đã xác nhận: Đúng thế, tình bạn công sở rất tuyệt.

Nhưng việc giữ mối quan hệ này có thể sẽ phức tạp hơn. Giả sử bạn đang là trưởng nhóm một dự án lớn, nhưng bạn của bạn lại làm một mớ hỗn độn trong đó. Hay cô ấy/ anh ta không chịu làm việc chung. Bạn sẽ nói gì, làm gì để không làm tổn hại tình bạn của mình?

Đừng ngại khóc ở nơi công sở 

Lần cuối bạn khóc ở công sở là khi nào? Khi bạn làm hỏng một dự án, hay khi bạn nhận được một phản hồi khá gay gắt?

Không sao cả. Tất cả chúng ta đều là con người. Điều chúng ta cần nhận ra là chuyện đó không có gì là to tát. Theo một nghiên cứu vào năm 2018, chưa đến một nửa nhân viên công sở đã khóc ở nơi làm việc. Nghiên cứu này cũng cho biết khoảng 75% trưởng bộ phận tài chính nghĩ rằng khóc thường xuyên ở nơi công sở là việc hoàn toàn bình thường.

Biết khi nào nên nghỉ việc

Người chiến thắng là người biết khi nào thì nên dừng lại. Tất cả chúng ta đều từng nghe câu nói “Người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc, còn người bỏ cuộc thì không bao giờ chiến thắng”. Nhưng đừng nghĩ rằng tất cả mọi sự dừng lại đều là sai lầm. Lùi một bước có thể là cách để nhảy về phía mục tiêu.

Hãy tìm kiếm một hướng đi giúp bạn giải phóng thời gian, tiền bạc và năng lượng cho những thứ quan trọng. Và hãy nhớ rằng kết thúc chỉ là một sự chuyển tiếp. Khi bạn rời đi, hãy dành chút thời gian để than khóc về nó.

Nguyễn Thảo (Theo The New York Times)

8 phép lịch sự khi dùng điện thoại dân công sở cần biết

8 phép lịch sự khi dùng điện thoại dân công sở cần biết

Chuyên gia Barbara Pachter đã đưa ra một số khuyến nghị cho dân công sở khi sử dụng điện thoại trong cuốn sách "The Essentials of Business Etiquette" của bà. 

15 công ty hàng đầu thế giới không còn cần ứng viên có bằng đại học

15 công ty hàng đầu thế giới không còn cần ứng viên có bằng đại học

Mới đây, trang tìm kiếm việc làm Glassdoor đã đưa ra một danh sách 15 doanh nghiệp hàng đầu – những người đã không còn yêu cầu các ứng viên phải có bằng đại học khi ứng tuyển.

Có nên đối xử với nhà giáo như nhân viên công ty?

Có nên đối xử với nhà giáo như nhân viên công ty?

Chúng ta nên coi nghề giáo là một nghề nghiệp như mọi nghề nghiệp khác. Nó đòi hỏi sự chuyên nghiệp, sự học hỏi không ngừng và phải chấp nhận sự đào thải.

10 đặc điểm tệ nhất của sếp tồi khiến nhân viên bỏ việc

10 đặc điểm tệ nhất của sếp tồi khiến nhân viên bỏ việc

Khảo sát phát hiện ra rằng 44% những người được khảo sát bỏ việc vì phải làm việc với một vị “sếp” tồi.