Dưới đây là 7 nguyên nhân khiến phụ nữ tuổi 30 mặc dù có mức lương cao nhưng vẫn tay trắng do không biết cách quản lý tiền bạc.

Đầu tư dàn trải

Việc chị em quá tham lam và mang nhiều hi vọng ở tất cả các cơ hội nên đã không ngại “tất tay” những khoản tiền tiết kiệm của mình. Chính điều đó khiến cho khả năng thu hồi vốn lẫn lãi của bạn bị giảm thiểu đáng kể, bởi vì không phải khoản đầu tư nào cũng mang lại hiệu quả ngay lập tức. Nếu bạn là một nhà đầu tư “lướt sóng” và vốn chủ yếu là đi vay mượn thì điều này còn tệ hại hơn, bởi sự đầu tư dàn trải chỗ này một ít chỗ kia một ít sẽ không thể mang về ngay lợi nhuận để bạn trả nợ gốc, ngoài ra bạn cũng khó có thể quản lý tốt tất cả những khoản đầu tư của mình.

{keywords}

Đầu tư vào việc học tập của con cái

Nhiều bà mẹ tuổi 30 không tiếc tiền đầu tư vào chuyện học tập, rèn luyện, phụ đạo năng khiếu của con cái với tâm niệm “đầu tư cho tri thức là đầu tư khôn ngoan”. Bạn nên biết 90% thủ khoa từ các trường đại học danh tiếng đều là người nông thôn và chưa từng phải học thêm học nếm bất cứ một bộ môn nào.

Ngoài ra việc các mẹ nhồi nhét quá nhiều bộ môn học tập mà không cần biết con mình có phù hợp hay không, có thích hay không vô hình chung đeo lên vai của con cái những áp lực vô hình và mất đi tuổi thơ hồn nhiên của trẻ nhỏ.

Chi nhiều tiền vào đám cưới

Với tâm niệm “đời người chỉ có một lần” nên các cặp vợ chồng chuẩn bị cưới thường mơ về một đám cưới hoành tráng, làm mát mày mát mặt hai họ. Vấn đề đó là hoàn toàn bình thường nếu như gia đình bạn có điều kiện kinh tế dư dả. Nhưng nếu bạn phải đi vay mượn tiền để làm đám cưới hoành tráng, hoặc sử dụng tất cả sô tiền tiết kiệm để lo cho đám cưới thì đó chính là một trong những lý do khiến bạn chẳng có một cắc để dành nào ở tuổi 30.

{keywords}

Không quan tâm đến lương của bạn đời

Có những người phụ nữ khá mơ mộng về chuyện kết hôn. Chẳng hạn như câu chuyện cổ tích “một túp lều tranh hai trái tim vàng” vẫn còn tồn tại trong tư tưởng của một số chị em phụ nữ muộn chồng. Ngại hỏi chồng chưa cưới mức thu nhập cụ thể, không lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm trước khi cưới, sau khi cưới không rõ ràng những khoản đóng góp chung, một mình chi tiêu, quản lý mức thu nhập của mình và chờ chồng tự có trách nhiệm. Ông chồng nào có ý thức về vấn đề này thì không sao, còn những ông cứ thấy vợ tự quản, tự chi thì cũng cứ nhắm mắt cho qua. Và thế là các chị vợ cứ hỏi tại sao mình làm quần quật mà chẳng để dành ra đồng nào?

Nghiện mua sắm

{keywords}

Nghiện mua sắm là con đường nhanh nhất khiến chị em phụ nữ luôn kêu gào hết tiền. Nghiện bất cứ thứ gì cũng là bệnh và cần phải chữa trị. Nếu bạn cảm thấy chứng nghiện mua sắm lấn át hết suy nghĩ của bạn và tự mình bạn không thể cai được nó, hãy tìm đến một bác sỹ tâm lý để được tư vấn và điều trị.

Không đầu tư bảo hiểm

Một trong những sai lầm lớn của các chị em phụ nữ tuổi 30 là không đầu tư bất cứ một khoản bảo hiểm nào. Ngoài việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, các chị em phụ nữ tuổi 30 cần tham khảo và đầu tư cho bản thân và gia đình những gói bảo hiểm thân thể, bảo hiểm rủi ro dài hạn. Cuộc sống luôn tiềm ẩn những rủi ro, bất ngờ, không ai đoán trước được điều gì.

Vì thế, việc bạn lo lắng và tìm cách bảo vệ tương lai của bản thân và gia đình là một cách đầu tư đúng đắn, giảm thiểu gánh nặng kinh tế ở tương lai.

Đi học sau đại học không nhằm mục đích gì

Có nhiều người đi học cao học, văn bằng 2 không nhằm mục đích công việc mà chỉ đơn giản là “thích học”. Ưa bằng cấp là một hiện tượng phổ biến ở Việt Nam, nhìn chung chuyện chị em phụ nữ đi học lên cao là điều đáng hoan nghênh, nhưng với điều kiện là các chị các mẹ có thời gian và có kinh phí dư dả. Còn nếu như con bạn đang còn nhỏ, tiền tiết kiệm chưa có, học không nhằm mục đích cho công việc thì bạn nên suy nghĩ cho kĩ, bởi việc học sau đại học sẽ ngốn của bạn một khoản kinh phí không nhỏ.

(Theo Congluan)