- Ngày 22/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành văn hóa, đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và Đại hội Thi đua yêu nước lần II - năm 2015.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh,; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương cùng các đại biểu tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước của ngành VHTT&DL đến dự.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh tham dự Lễ kỷ niệm |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam biểu diễn hát Quốc ca |
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: Trong 70 năm qua, lịch sử xây dựng và phát triển của Ngành Văn hóa luôn gắn chặt với lịch sử cách mạng và dân tộc. Trải qua chặng đường đầy khó khăn, thử thách, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ và Chính phủ, Ngành Văn hóa đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và xây dựng đất nước ngày nay.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, trong 70 năm qua, lịch sử xây dựng và phát triển của Ngành Văn hóa luôn gắn chặt với lịch sử cách mạng và dân tộc |
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ từng bước được kiện toàn, với 22 đơn vị quản lý nhà nước, 61 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Công tác quản lý nhà nước được tăng cường, thể chế văn hóa tiếp tục hoàn thiện. Các lĩnh vực hoạt động Ngành ngày càng gắn kết, phát huy vai trò trong phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hoá, nghệ thuật ngày càng mở rộng và đa dạng, làm lan tỏa các giá trị văn hóa và hình ảnh đất nước Việt Nam ra thế giới, phục vụ tốt các sự kiện chính trị, ngoại giao của Đảng và Nhà nước. Cả nước có: 130 đơn vị nghệ thuật công lập với hơn 5.000 nghệ sỹ, diễn viên; trên 300 doanh nghiệp tư nhân có chức năng sản xuất phim, gần 300 đội chiếu phim lưu động, phục vụ hơn 20 triệu lượt người xem/năm. Mức hưởng thụ văn hóa của người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa được cải thiện rõ rệt. Nhiều gương điển hình cá nhân, tập thể tiêu biểu được tôn vinh. Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đạt kết quả quan trọng, với 21 di sản được UNESCO ghi danh là di sản thế giới (tính riêng giai đoạn 2007-2014 có 13 di sản được ghi danh là di sản thế giới). Thành tích của thể thao Việt Nam trên các đấu trường quốc tế không ngừng được nâng lên. Ngành du lịch duy trì tốc độ tăng trưởng trên 12%/năm liên tục trong nhiều năm, đóng góp ngày càng nhiều vào tổng thu nhập kinh tế quốc dân.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, trong thời gian tới, xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tình hình thế giới diễn biến phức tạp và rất khó lường, đi cùng những cơ hội thuận lợi là không ít khó khăn, thách thức. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt ra cho toàn Ngành những trọng trách mới, đòi hỏi toàn Ngành phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng trải qua 70 năm phát triển, ngành văn hóa đã luôn hoàn thành sứ mệnh của đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa |
Tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định trải qua 70 năm phát triển, ngành văn hóa đã luôn hoàn thành sứ mệnh của đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa, góp phần vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, văn hóa, văn nghệ là vũ khí, là đường dây tinh thần kết nối hậu phương với tiền tuyến, góp phần tô đậm hình ảnh của dân tộc đại nghĩa, anh hùng và đậm nét văn hóa.
Những văn nghệ sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, lấy nghệ thuật làm vũ khí đấu tranh với kẻ thù... đã tạc vào lịch sử những tượng đài bất hủ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, làm sáng ngời chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Nhiều nghệ sĩ-chiến sĩ đã ngã xuống, những tấm gương sáng đã tạo thành ký ức được thế hệ những người làm văn hóa hôm nay luôn trân trọng, gìn giữ, nâng niu cho mỗi chặng đường tiếp nối.
Phó Thủ tướng cho rằng trong hòa bình, xây dựng và hội nhập, văn hóa là nguồn động lực, là sức hấp dẫn, là lợi thế so sánh của đất nước trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế. "Văn hóa là nền tảng tinh thần, là sức mạnh trường tồn của dân tộc. Chúng ta có vinh dự và trách nhiệm được thừa kế một nền văn hóa rực rỡ với những di sản vô giá không chỉ đối với dân tộc mà với cả nhân loại. Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người Việt Nam là nhiệm vụ không chỉ trong một thời gian, một thời kỳ mà là hằng ngày, hằng giờ, từng phút, từng thời khắc và mãi mãi.
Chúng ta rất cần những cơ chế cụ thể, thiết thực để khơi dậy và cổ vũ mạnh hơn sức sáng tạo của những người hoạt động văn hóa nghệ thuật để làm giàu cho kho tàng văn hóa dân tộc và thế giới", Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tin tưởng với truyền thống rất đáng tự hào 70 năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó. Phong trào thi đua yêu nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đinh Thế Huynh trao Huân chương Hồ Chí Minh cho ngành VHTT&DL |
*Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đinh Thế Huynh đã trao Huân chương Hồ Chí Minh cho ngành VHTT&DL.
Thanh Liêm