- Một đề xuất đầu tư hệ thống chợ và thí điểm đầu tư cải tạo, nâng câp, xây mới một số chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội đang được kỳ vọng thay đổi đáng kể diện mạo hệ thống chợ tại Hà Nội, tạo điều kiện xây dựng hệ thống chợ văn minh, sạch đẹp, an toàn.

Chợ Hà Nội…

Hệ thống chợ giữ vai trò hết sức quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Thống kê cho thấy, trên địa bàn Hà Nội có 454 chợ, tạo gần 200.000 việc làm. Nhiều chợ trong đó còn mang nhiều giá trị xã hội, văn hóa lịch sử lớn.

Thế nhưng, điều đáng lo ngại là các chợ hiện có đã và đang xuống cấp, hạ tầng chợ không đáp ứng được yêu cầu về văn minh thương mại, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy…... Thậm chí, một số địa bàn chưa có chợ hoặc số lượng chợ chưa đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, dẫn đến tình trạng hình thành chợ cóc, buôn bán tạm bợ. Điều này khiến hình ảnh Thủ đô mất đi mỹ quan đô thị, tạo hình ảnh nhếch nhác; tạo thói quen xấu mua bán dưới lòng đường gây ùn ứ giao thông.

Từ thực tế đó khiến cho chợ Hà Nội tuy là địa chỉ quen thuộc của nhiều người dân nhưng cũng chính là nơi tiềm ẩn những ô nhiễm vệ sinh môi trường và nguy hiểm trong công tác an toàn cháy nổ.

Trước thực trạng đó Sở Công thương Hà Nội là cơ quan thường trực đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm tại chợ để tạo niềm tin cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, tăng cường công tác giải tỏa tụ điểm kinh doanh trái phép (chợ cóc); hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp, hợp tác xã, ban quản lý chợ triển khai vận động các hộ kinh doanh thực hiện phong trào “Chợ - An toàn, Văn minh, Hiệu quả” để nâng cao tinh thần phục vụ của hộ kinh doanh, nâng cao văn minh thương mại tại chợ, góp phần thu hút người dân vào chợ mua sắm.

{keywords}
 Chợ Hà Nội tuy là địa chỉ quen thuộc của nhiều người dân nhưng cũng chính là nơi tiềm ẩn những ô nhiễm vệ sinh môi trường và nguy hiểm trong công tác an toàn cháy nổ.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư, quản lý kinh doanh khai thác chợ của Trung ương, công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ đã được UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã. Trong giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn Thành phố Hà Nội mới thực hiện chuyển đổi được 11 chợ, Hiện nay, tổng số chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác là 161 chợ, chiếm 35%. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc như: Các chợ vùng nông thôn, chợ xây dựng lán tạm, chợ họp theo phiên, nhu cầu phục vụ thấp, số hộ kinh doanh ít,… nên rất khó kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã vào đầu tư để chuyển đổi mô hình quản lý.

Mấy năm gần đây, phần lớn chợ trên địa bàn Hà Nội đều gặp khó khăn trong việc chuyển đổi mô hình quản lý để đầu tư xây dựng, cải tạo. Lý do là thời gian dừng chợ để xây dựng lại quá lâu, mất tới 3-4 năm làm mất khách hàng thường xuyên của tiểu thương; các tiểu thương bị dồn xuống tầng hầm, mất vị trí tầng 1 đắc địa, thuận lợi kinh doanh.

Đồng thời các Chủ đầu tư quá đặt nặng lợi ích của mình lên cao, nhiều chợ sau khi cải tạo tăng giá kiot quá cao dẫn đến tiểu thương phản đối mạnh mẽ gây khiếu kiện kéo dài.

Mới đây, Liên danh nhà đầu tư Công ty CP Tập đoàn AMACCAO – Công ty CP Phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam – Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Hoàng Thành đề xuất đầu tư Hệ thống chợ và thí điểm đầu tư cải tạo, nâng câp, xây mới một số chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đề xuất, dự án Hệ thống chợ và thí điểm đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới một số chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội có mục tiêu là đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống chợ Hà Nội tổng thể, đồng bộ cả ở các quận nội thành và các huyện ngoại thành, cả các phường trong nội đô, các thị trấn và các xã vùng nông thôn khó khăn, xa trung tâm.

Ngoài ra, việc xây mới các chợ sẽ biến các chợ truyền thống thành điểm giao thương kinh tế phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo văn minh thương mại, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Theo nội dung Liên danh đề xuất: Đối với các chợ đầu tư xây dựng mới: Toàn bộ các chợ có nhu cầu đầu tư xây dựng mới giai đoạn 2018-2022 lập thành 01 dự án làm cơ sở để tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư theo quy định hiện hành.

Qua tổng hợp đề xuất của các quận, huyện, thị xã hiện có nhu cầu cải tạo: 115 chợ. Tổng mức đầu tư: khoảng 4.600 tỷ đồng.

Đối với các chợ đầu tư cải tạo, nâng cấp gắn với chuyển đổi mô hình quản lý chợ, qua tổng hợp đề xuất của các quận, huyện, thị xã có 120 chợ thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý phải đầu tư cải tạo, nâng cấp.

Cụ thể, đề xuất xây dựng từ 4 đến 6 Phương án (mỗi Phương án tương ứng gồm 20 đến 30 chợ, trên tổng số 120 chợ, khái toán khoảng 7.200 tỷ đồng) làm cơ sở để tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

Đối với Dự án thí điểm đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới một số chợ trên địa bàn Thành phố, đề xuất thực hiện thí điểm 07 chợ xây mới, và 07 chợ đầu tư cải tạo, nâng cấp gắn với chuyển đổi mô hình quản lý chợ.

Điểm đáng chú ý, Nhà đầu tư cam kết việc tạm ngừng chợ - ngừng kinh doanh để phục vụ đầu tư cải tạo không quá từ 50 - 90 ngày nhờ áp dụng công nghệ cao trong xây dựng như: lắp ghép, tiền chế, thi công top-down tầng hầm. Đặc biệt, đảm bảo với các tiểu thương vẫn được kinh doanh tại vị trí cũ. Cụ thể, 90% có thể giữ nguyên vị trí, nhà đầu tư sẽ nâng tầng và thi công hầm trong khi chợ vẫn hoạt động.

Đại diện nhà đầu tư cho biết: Chúng tôi hiểu rằng việc thực hiện Dự án sẽ rất khó khăn, vì thế các Nhà đầu tư đã không đặt cao mục tiêu lợi nhuận, thậm chí khả năng thua lỗ có thể xảy ra trong 5 năm đầu tiên. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa vấn đề tài chính và lợi ích tổng thế của Dự án mang lại cho lâu dài  cho xã hội và chính doanh nghiệp thì chúng tôi vẫn quyết tâm theo đuổi.

Xã hội hóa để cải thiện bộ mặt chợ Hà Nội

{keywords}
Đề xuất đầu tư hệ thống chợ và thí điểm đầu tư cải tạo, nâng câp, xây mới một số chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội đang được kỳ vọng thay đổi đáng kể diện mạo hệ thống chợ tại Hà Nội

Thẩm định đề án này, Sở Công Thương Hà Nội và cơ quan chức năng Hà Nội cho rằng: Việc thực hiện dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội là cần thiết và cấp bách, phù hợp với chủ trương và yêu cầu thực tế của Hà Nội. Đề xuất này cũng phù hợp với Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND thành phố phê duyệt.

Đại diện các sở ngành đã báo cáo và đề xuất với UBND TP Hà Nội thực hiện thí điểm đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng một số chợ trên địa bàn thành phố là cần thiết để đánh giá, triển khai đồng bộ trên toàn địa bàn thành phố.

Sau quá trình thẩm định và khảo sát thực tế, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị UBND thành phố chấp thuận với đề xuất trên của nhà đầu tư.

Điều đáng chú ý mặc dù là đơn vị đưa ra đề xuất nhưng Liên danh các nhà đầu tư đã đưa ra phương thức  lựa chọn chủ đầu tư sẽ được tiến hành thông qua đấu thầu công khai, minh bạch, phù hợp với quy định của pháp luật. Đây là phương thức đảm bảo tính minh bạch, canh tranh đáp ứng tiêu chí của thị trường. Trên cơ sở đó lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm và trách nhiệm thực hiện dự án.

Theo các chuyên gia, việc nhà đầu tư tư nhân thực hiện xây mới, cải tạo chợ sẽ đảm bảo được lợi ích của thành phố Hà Nội, lợi ích của các tiểu thương và lợi ích của nhà đầu tư.

Điều này giúp Hà Nội có thể khắc phục được các điểm yếu, khó khăn trong đầu tư và phát triển chợ trên địa bàn thời gian qua; xây dựng được hệ thống chợ đồng bộ trong nội đô cũng như ngoại thành, các xã nghèo. Việc tạo nên diện mạo mới cho các chợ cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới chợ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội thủ đô; đảm bảo hoạt động kinh doanh của hệ thống chợ đứng trước xu thế mở cửa đối với thị trường bán lẻ khi các nhà đầu tư nước ngoài đáng thâm nhập và ngày càng chiếm ưu thế.

Đặc biệt, hê thống chợ xây mới đồng bộ sẽ đáp ứng được yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, kiểm soát nguồn gốc hàng hóa…

Bên cạnh đó, sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân sẽ tận dụng được nguồn lực xã hội trong khi ngân sách hạn hẹp; ngân sách không phải chi để đầu tư, cải tạo, sửa chữa, chi phí khấu hao, lương cho lực lượng quản lý chợ.

Điều ấy cũng giúp cho các tiểu thương nhận được nhiều lợi ích.

Các chợ được xây mới, cải tạo sẽ giúp tiểu thương có địa điểm kinh doanh phù hợp, ổn định lâu dài với mức giá theo quy định và được cơ quan nhà nước phê duyệt. Tiểu thương cơ bản được giữ nguyên các vị trí kinh doanh sau khi đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp.

Hơn hết, tiểu thương được kinh doanh trong môi trường an toàn, đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Người tiêu dùng được mua bán trong môi trường an toàn, văn minh. Sẽ không còn cảnh một vụ cháy không may xảy ra cũng có thể khiến nhiều tiểu thương mất trắng, vỡ nợ’ thậm chí xảy ra chết người.

Cùng với sự thẩm định của Sở Công Thương, các quận, huyện, thị xã từ góc độ quản lý thực tế địa bàn đã đồng tình với đề xuất trên đây. Nếu đề án được triển khai và thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và cam kết, trong tương lại gần diện mạo các khu chợ truyền thống sẽ thay đổi đáng kể, vừa tạo không gian buôn bán hàng hóa xanh, sạch, đẹp, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, góp phần xây dựng bộ mặt văn minh đô thị cho thủ đô Hà Nội.

 Hoài Nam

Tiểu thương chợ Hạ Long đồng loạt đóng cửa phản đối tăng phí

Tiểu thương chợ Hạ Long đồng loạt đóng cửa phản đối tăng phí

Toàn bộ hơn 1.400 kios bán hàng từ tầng 1 đến tầng 4 tại chợ Hạ Long 1 sáng 19/3 đều đóng cửa. Mọi hoạt động buôn bán tại đây tạm dừng.

Chuyện lạ Hải Dương: Phiên chợ duy nhất trong năm không mặc cả

Chuyện lạ Hải Dương: Phiên chợ duy nhất trong năm không mặc cả

Khi mua các mặt hàng thì người bán – người mua không mặc cả giá bao giờ mà tự ngầm quy định giá thành với ước vọng mua sự may mắn cho một năm thịnh vượng.

5 phiên chợ cuối năm không nên bỏ lỡ ở Hà Nội

5 phiên chợ cuối năm không nên bỏ lỡ ở Hà Nội

Những phiên chợ dịp cuối năm là một nét văn hóa độc đáo không thể bị lãng quên. Trong những ngày cận Tết Nguyên Đán, đừng quên ghé qua chợ hoa hay chợ đồ cổ để cảm nhận không khí nhộn nhịp, náo nức...

Đi chợ hàng hiệu vỉa hè

Đi chợ hàng hiệu vỉa hè

Mỗi "cửa hàng" đều trang bị đồ nghề rất khoa học, đó là những chiếc vali hoặc cặp táp nhỏ gọn, hễ gặp xe của cơ quan chức năng đi "bốc hốt", họ bấm nút vali rồi ngồi chơi xơi nước như những vị khách đường xa.

Những phiên chợ 'âm phủ' đặc biệt nhất Việt Nam

Những phiên chợ 'âm phủ' đặc biệt nhất Việt Nam

Do đặc thù của từng vùng miền, nhiều phiên chợ độc đáo cũng được hình thành, thể hiện nét văn hóa của người bản địa. Trong đó, không thể không kể đến những phiên “chợ âm phủ” chỉ họp về đêm.

Chợ 'độc' ở Sài Gòn, gần nửa thế kỷ chỉ bán một mặt hàng lúc nửa đêm

Chợ 'độc' ở Sài Gòn, gần nửa thế kỷ chỉ bán một mặt hàng lúc nửa đêm

Gần nửa thế kỷ qua, cứ đến giữa đêm phiên chợ ở giữa Sài Gòn lại nhộn nhịp hoạt động với hàng tấn hàng từ các tỉnh miền Tây đổ về và được tiểu thương phân loại đem bỏ mối khắp thành phố.