1. Ai là thầy giáo cuối cùng dạy vua ở Việt Nam?
-
Phạm Đôn Lễ
0%
- Đoàn Nhữ Hải
0%- Lê Nhữ Lâm
0%- Lương Đắc Bằng
0%Chính xácLê Nhữ Lâm (1881-1963) là người thầy cuối cùng dạy vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông từng có 11 năm theo học ở Quốc tử giám. Năm 1906, Lê Nhữ Lâm thi Hương và đậu cử nhân, đứng thứ 5 trên 35 người thi đỗ, làm quan dưới thời vua Duy Tân. Ông giữ chức Hành tẩu ở Bộ Hộ và Văn phòng Nội các trước khi được giao nhiệm vụ dạy học cho hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này).
2. Ngoài có văn tài và phẩm hạnh, vì sao ông được chọn làm thầy dạy vua?
-
Vì ông có nhiều tài lẻ
0%
- Vì ông khẳng khái
0%- Vì ông có ngoại hình kém
0%- Vì ông không muốn dạy học
0%Chính xácNăm 1918, khi Vĩnh Thụy lên 6 tuổi, vua Khải Định bắt đầu chọn thầy dạy học cho con. Đây là vấn đề rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến không chỉ tương lai của hoàng tử mà còn là chuyện quốc gia đại sự.
Vua Khải Định khi đó đã cho gọi 4 vị quan nổi tiếng trong triều, có học vấn uyên bác vào cung để lựa chọn. Vĩnh Thụy đi ra trình diện. Hoàng tử đi một vòng, nhìn từng người và ánh mắt dừng lại ở Lê Nhữ Lâm – vốn có vẻ ngoài khác biệt và tỏ ra khá sợ người này. Ông có miệng hơi méo, hai mắt không bằng nhau, quả thực có ngoại hình kém hơn 3 vị quan kia.
Vua Khải Định từ đó quyết định chọn Lê Nhữ Lâm làm thầy dạy con mình. Lý do bởi ngoại hình kỳ lạ của ông khiến hoàng tử Vĩnh Thụy kính nể. Chưa kể vị quan này nổi tiếng là người có học vấn uyên thâm, phẩm hạnh tốt.
3. Sau này ông theo học trò làm gì?
-
Đi sứ
0%
- Đi du học
0%- Lo công văn, giấy tờ
0%- Đi chơi các môn thể thao
0%Chính xácSau này Vĩnh Thụy sang Pháp du học, Lê Nhữ Lâm cũng đi theo học trò sang xứ người. Suốt 10 năm ở Pháp, ông vừa dạy Nho học cho Vĩnh Thụy, vừa học thêm tiếng Pháp và văn hóa Pháp. Đầu năm 1926, vua Khải Định băng hà, Vĩnh Thụy lên ngôi lấy hiệu là Bảo Đại. Cho đến ngày Bảo Đại bắt đầu nhấp chính vào năm 1932, Lê Nhữ Lâm vẫn là người dạy ông học.
4. Vị danh nhân khoa bảng nào là thầy giáo đầu tiên dạy học cho vua?
-
Mai Hiển Tích
0%
- Mạc Đĩnh Chi
0%- Lê Văn Thịnh
0%- Nguyễn Khuyến
0%Chính xácTheo sách Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình tổ chức tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường. Đây là khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, được cho vào hầu vua học.
Như vậy, sau khi đỗ đầu trong kỳ thi Minh kinh bác học năm 1075, Lê Văn Thịnh (1038-1095) dạy học cho vua Lý Nhân Tông, trở thành người thầy đầu tiên của các vị vua nước Việt.
5. Thầy giáo nào có nhiều học trò đỗ trạng nguyên nhất?
-
Trần Ích Phát
0%
- Thân Nhân Trung
0%- Lê Quý Đôn
0%- Nguyễn Bỉnh Khiêm
0%Chính xácÔng Trần Ích Phát, quê Chí Linh (Hải Dương) là người thầy của 74 tiến sĩ, gồm 3 trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 6 thám hoa, 10 hoàng giáp, 51 tiến sĩ. Người đời đánh giá, thành tích của học trò Trần Ích Phát, đến Quốc Tử Giám cũng không theo kịp.
Ba học trò của thầy Trần Ích Phát đỗ trạng nguyên là Vũ Kiệt (đỗ năm 1472), Trần Sùng Dĩnh (đỗ năm 1487) và Nghiêm Hoản (đỗ năm 1496). Riêng ở 2 khoa thi đình năm Hồng Đức thứ 18 và thứ 27 đời vua Lê Thánh Tông, tất cả bảng tam khôi đều là học trò của thầy Phát.
- Thân Nhân Trung
- Mạc Đĩnh Chi
- Đi du học
- Vì ông khẳng khái
- Đoàn Nhữ Hải