Ảnh: sustainably-chic

Thiết kế trang phục với AI

Với sự trợ giúp AI, các nhà tạo mẫu có thể tạo ra các thiết kế mới lạ và hiệu quả hơn. Các thuật toán AI sẽ phân tích một lượng lớn dữ liệu từ các trang mạng xã hội, blog thời trang và thói quen mua hàng của người tiêu dùng để xác định các xu hướng mới nổi ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. 

Bên cạnh đó, AI cũng có thể tạo ra các ý tưởng thiết kế dựa trên các dữ liệu đầu vào cụ thể, chẳng hạn như màu sắc, vải và kiểu dáng, tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức của nhà thiết kế đồng thời cho phép họ tập trung vào việc chỉnh sửa thiết kế thay vì bắt tay làm từ đầu.

 Ảnh: fashionweek.ai

Sản xuất trang phục bằng AI

Các thuật toán AI có thể tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, giảm thiểu chi phí và gia tăng năng xuất. AI có thể dự đoán nhu cầu đối với các sản phẩm cụ thể và điều chỉnh lịch trình sản xuất phù hợp, giảm thiểu tình trạng sản xuất thừa và thiếu.

Ngoài ra sẽ có vài sự thay đổi liên quan đến nhân sự, ví như là nhờ có sự hỗ trợ của AI, các robot sản xuất điển hình sẽ hoàn thành công việc trong khoảng thời gian ngắn hơn với độ chính xác cao hơn.

Những robot này sẽ năng xuất hơn và sẽ được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại hoặc là quá nguy hiểm đối với người lao động, chẳng hạn như cắt và may vải, không chỉ cải thiện môi trường lao động mà còn giảm chi phí sản xuất.

Ảnh: istockphoto.com

Cá nhân hóa trang phục với AI

Thuật toán của AI có thể phân tích dữ liệu của người tiêu dùng (lịch sử mua hàng và hoạt động trên mạng xã hội) hiểu được sở thích của người tiêu dùng và giúp đề xuất các sản phẩm có khả năng thu hút họ. 

AI cũng có thể tạo ra các thiết kế được cá nhân hóa ví dụ như số đo cơ thể và sở thích phong cách, cho phép người tiêu dùng tạo ra các sản phẩm tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân.

 Ảnh: fashionretail.blog

Cải thiện tính bền vững với AI

Bằng cách phân tích dữ liệu về vật liệu, quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng, thuật toán AI có thể xác định các lĩnh vực có thể cải thiện tính bền vững, chẳng hạn như vật liệu thân thiện với môi trường hơn hoặc quy trình sản xuất ít lãng phí hơn.

AI cũng có thể giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm chi phí vận chuyển và lưu trữ, đồng thời giảm thiểu lượng khí thải carbon.

Nâng cao trải nghiệm bán lẻ với AI

Trí tuệ nhân tạo cũng đang chuyển đổi trải nghiệm bán lẻ cho khách hàng. Các chatbot do AI hỗ trợ có thể đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa, trả lời các câu hỏi và giúp khách hàng tìm thấy các sản phẩm mà họ đang tìm kiếm.

AI cũng có thể cung cấp những thông tin chi tiết về hành vi và sở thích mua sắm, cho phép các nhà bán lẻ tạo ra trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và cá nhân hóa hơn. Ngoài ra, khi chúng ta chuyển sang bối cảnh thực tế ảo và metaverse, các công cụ đang được phát triển để cho phép khách hàng xem trang phục sẽ trông như thế nào trước khi mua hàng.

 Ảnh: drawkit

Tự động gắn thẻ sản phẩm với AI

Tự động gắn thẻ sản phẩm là một lĩnh vực khác mà AI đang tạo ra tác động đáng kể đến với ngành thời trang. Bởi việc gắn thẻ sản phẩm tốn nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi người lao động phải gắn thẻ thủ công cho từng mặt hàng với các thông tin như kích thước, màu sắc và kiểu dáng.

Với sự trợ giúp của AI, quy trình này có thể được tự động hóa, với các thuật toán phân tích hình ảnh sản phẩm và xác định các thuộc tính chính, cho phép các nhà bán lẻ tự động gắn thẻ sản phẩm với thông tin chính xác và nhất quán. Điều này hứa hẹn cải thiện hiệu quả của quy trình quản lý hàng tồn kho và độ chính xác của kết quả tìm kiếm và đề xuất cho người tiêu dùng.

(Theo immago.com)