Theo đó, các nhà sản xuất màn hình và chất bán dẫn có thể nhận được khoản đồng tài trợ lên tới 50% từ New Delhi nếu được chấp thuận.
Trong một tuyên bố được đưa ra, chính phủ Ấn Độ cho biết: “Ấn Độ sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền các bang thành lập các Cụm Công nghệ cao với cơ sở hạ tầng cần thiết về đất đai, nguồn nước cấp cho các nhà máy bán dẫn, điện chất lượng cao, hậu cần và hệ sinh thái nghiên cứu để phê duyệt các đơn đăng ký nhằm thiết lập ít nhất hai nhà máy đúc bán dẫn greenfield và hai nhà máy sản xuất màn hình trong nước”.
Ấn Độ ném hàng tỷ USD tham vọng trở thành cường quốc chất bán dẫn |
Chính phủ cho biết thêm rằng, họ sẽ bỏ ra khoảng 7,5 tỷ USD cho các kế hoạch sản xuất thiết bị điện tử của mình, bao gồm sản xuất điện tử quy mô lớn, phần cứng CNTT, các hoạt động xúc tiến và các cụm sản xuất điện tử.
Một khoản tiền khoảng 13 tỷ USD cũng sẽ được dành riêng để sản xuất pin và mô-đun năng lượng mặt trời, linh kiện ô tô, thiết bị mạng và thiết bị gia dụng.
“Trong bối cảnh địa chính trị hiện tại, các nguồn chất bán dẫn và màn hình đáng tin cậy giữ tầm quan trọng chiến lược và là chìa khóa cho sự an toàn của cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng. Chương trình được phê duyệt sẽ thúc đẩy đổi mới và xây dựng năng lực trong nước để đảm bảo chủ quyền kỹ thuật số của Ấn Độ. Nó cũng sẽ tạo ra cơ hội việc làm có tay nghề cao để khai thác nguồn nhân lực của đất nước”, chính phủ Ấn Độ nhận định.
Các tổ chức tham gia vào hệ sinh thái chất bán dẫn, quang tử silicon và chế tạo cảm biến sẽ đủ điều kiện nhận 30% vốn đầu tư, trong khi 100 công ty thiết kế có khả năng tăng thêm nguồn vốn 200 triệu USD trong 5 năm cũng sẽ nhận được hỗ trợ lên tới 50% chi phí hợp lý dựa trên doanh số bán hàng.
Chính phủ cũng cho biết, họ sẽ thành lập Cơ quan quản lý bán dẫn Ấn Độ để giám sát hệ sinh thái. Sứ mệnh bán dẫn Ấn Độ sẽ được dẫn dắt bởi các chuyên gia toàn cầu trong ngành bán dẫn và màn hình nhằm thực hiện hiệu quả và trơn tru các kế hoạch về chất bán dẫn và hệ sinh thái màn hình.
Phan Văn Hòa (theo ZDnet)
Mỹ làm gì để giảm bớt cuộc khủng hoảng chất bán dẫn?
Ngày 3/11, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, quốc gia này sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa với các nước đồng minh khác và khu vực tư nhân nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng, đặc biệt là chất bán dẫn.