{keywords}
{keywords}

Hãy quên những con gà Tây khổng lồ trên bàn tiệc truyền thống đêm Giáng sinh đi! Ước tính có hơn 3.6 triệu gia đình Nhật Bản sẽ đến ăn uống tại chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh vào dịp lễ đặc biệt cuối năm này.

Hoạt động này bắt đầu trở nên phổ biến từ những năm 1974 khi KFC phát động chương trình đặc biệt 'Kentucky cho Giáng sinh!'. Mặc dù, Giáng sinh không phải là ngày lễ quốc gia ở Nhật Bản nhưng nhiều người đã biến việc ăn gà rán thành truyền thống gia đình của họ kể từ đó. Trên thực tế, nhiều người phải đặt trước rất lâu để có được chỗ ngồi trong những cửa hàng KFC trong ngày này.

{keywords}
{keywords}

Người Na Uy tin rằng Giáng Sinh là dịp mà những linh hồn ma quỷ và phù thủy sẽ xuất hiện. Do đó, họ thường giấu tất cả các loại chổi trong nhà trước khi đi ngủ trong ngày này.

{keywords}
{keywords}

Vào tuần trước lễ Giáng sinh, người Venezuela sẽ trượt patin đến nhà thờ để tham dự một buổi lễ được gọi là Misa de Aguinaldo (Thánh lễ buổi sáng sớm). Thậm chí, trong những ngày này, chính quyền thủ đô Caracas còn hạn chế xe cộ trên đường phố đến 8 giờ sáng để người dân trượt patin một cách an toàn nhất tới nhà thờ.

{keywords}
{keywords}

Từ thế kỷ 17, người Áo lưu truyền một câu chuyện đáng sợ vào lễ Giáng sinh, khi Krampus – phiên bản độc ác của ông già Noel xuất hiện tại nhà những đứa trẻ hư. Thông thường, ngày lễ thánh Nicholas (tên gọi của ông già Noel) được tổ chức vào ngày 6/12 ở nhiều nước châu Âu, thì trước đó 1 ngày, ngày 5/12, quỷ Krampus sẽ ngự trị. Nhưng thay vì tặng trẻ con quà và kẹo, Krampus lại đánh lũ trẻ hư bằng gậy.

Ngày nay, những người đàn ông tại Áo vẫn hóa trang thành nhân vật này và đi khắp nơi để dọa trẻ em, người lớn, từ cuối tháng tháng 11 đến giữa tháng 12.

{keywords}

 

Tío de Nadal hay khúc gỗ Giáng sinh là một truyền thống phổ biến ở vùng Catalonia của Tây Ban Nha. Khúc gỗ rỗng được trang trí như các nhân vật hoạt hình với chiếc mũ xinh xắn và miệng cười tươi kèm theo đó là những món quà nhỏ.

Những khúc gỗ này được các thành viên trong gia đình chuẩn bị trước lễ Giáng sinh khoảng 2 tuần. Vào ngày 8/12 - Day of the Immaculate Conception (Ngày Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội) các gia đình bắt đầu cho khúc gỗ 'ăn' bằng cách nhét vào bên trong khúc gỗ trái cây và bánh kẹo. Ngoài ra, học còn phủ một tấm chăn lên để giữ ấm cho khúc gỗ ấm trong những đêm mùa đông.

Vào đêm Giáng sinh, khúc gỗ được đặt trong lò sưởi và các thành viên trong gia đình thay nhau đập nó bằng gậy.

{keywords}
{keywords}

Greenland luôn có một vài món ăn kỳ lạ trong dịp lễ. Mattak là thịt cá voi sống được thái mỏng. Hay kiviak, món chim biển nhồi trong da hải cẩu, được ủ lên men trong nửa năm.

{keywords}

 

Ở Guatemala, sự sạch sẽ được tôn vinh như một đức tính của Đức Chúa trời. Do đó, họ tin rằng ma quỷ hay những linh hồn xấu xa sẽ ngự trị ở những góc tối bẩn thỉu trong nhà.

Người dân sẽ dành cả tuần trước lễ Giáng sinh để quét dọn, thu gom rác và sau đó chất thành đống lớn bên ngoài. Cuối cùng, một hình nộm của quỷ được đặt lên trên trước khi đốt trong lễ La Quema del Diablo hay còn gọi là 'Sự thiêu đốt của quỷ'.

Ý nghĩa của nghi thức này là đốt cháy tất cả những gì tồi tệ của năm trước và bắt đầu một năm mới rực rỡ hơn từ đống tro tàn.

{keywords}
{keywords}

Nếu có dịp tới Ukraine trong Giáng sinh, nhiều du khách hẵn sẽ bất ngờ khi thấy các cây xanh ở đây đều được trang trí bằng mạng nhện. Theo truyền thuyết, con nhện thần đã chăng tơ trên cây trước cửa nhà của một gia đình nghèo. Khi trời sáng, những sợi tơ trắng chuyển thành kim loại quý, khiến cho gia đình này trở nên giàu có. Do đó, người Ukraine tin rằng mạng nhện thể hiện cho sự thịnh vượng vào năm sau.

{keywords}
{keywords}

Trong lễ Consoda, lễ Giáng sinh truyền thống ở Bồ Đào Nha, các gia đình thường sẽ đặt thêm chỗ trên bàn ăn cho những người thân đã khuất vì họ tin rằng hành động này sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia đình.

{keywords}
{keywords}

Người Italy không cần những ông già vui vẻ trong bộ đồ đỏ vào đêm Giáng sinh. Thay vào đó, họ có La Befana, một phù thủy thân thiện, người sẽ mang đồ chơi và kẹo cho những em bé ngoan.

{keywords}
{keywords}

Vào đêm Giáng sinh, phụ nữ Séc chưa lập gia đình thường đứng quay lưng về phía cửa và quăng một chiếc giày của họ qua vai. Nếu nó tiếp đất với phần đầu giầy hướng ra cửa thì điều đó có nghĩa là họ sẽ kết hôn trong năm tới.

Và ngược lại, nếu không may nó tiếp đất với phần gót giầy hướng ra cửa thì họ sẽ tiếp tục cảnh 'giường đơn gối chiếc' thêm một năm nữa.

{keywords}
{keywords}

Đây là một nét đặc trưng của Giáng Sinh Ireland. Khi nghe nói đến ‘Tiệc Giáng Sinh 12 quán rượu’ (The 12 pubs of Christmas) thì đồng nghĩa với việc một nhóm bạn sẽ tụ họp lại để cùng đi uống với nhau ở 12 quán trong 1 đêm.

Tuy nhiên, không phải quán rượu nào cũng sẵn sàng phục vụ cho sự kiện này. Vì sự ồn ào và đôi khi không kiểm soát được đám đông say xỉn nên một số quán rượu đã từ chối phục vụ ‘The 12 pubs of Christmas’. Do đó, các nhóm thường lên kế hoạch trước về số người tham dự và danh sách 12 quán rượu sẽ đến để đảm bảo cuộc vui không bị gián đoạn.

{keywords}
{keywords}

Người Tây Ban Nha thường có truyền thống mặc đồ lót màu đỏ đêm Giáng sinh và Giao thừa. Thậm chí, thị trấn nhỏ La Font de la Figuera còn tổ chức một cuộc thi chạy vào ngày cuối cùng trong năm mà thí sinh tham dự chỉ mặc đúng đồ lót đỏ. Đó là lý do tại sao đây cũng là nơi có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cao nhất Tây Ban Nha.

Đỗ An (Tổng hợp)