{keywords}
Phó Cục trưởng Cục ATTT ông Nguyễn Khắc Lịch phát biểu tại buổi Tọa đàm “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?”

Theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về phát triển đô thị thông minh giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030, vấn đề bảo mật, nâng cao năng lực an toàn thông tin (ATTT) chính là một trong những nhiệm vụ thuộc nhóm giải pháp trọng tâm.

Trên cơ sở đó, các chuyên gia trong buổi tọa đàm “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?” do ICTnews phối hợp tổ chức với Cục ATTT đã đưa ra nhận định, cảnh báo về những thách thức mà đô thị thông minh (smart city) phải đối mặt.

Trước hết, smart city có đặc trưng là chứa rất nhiều thiết bị IoT khiến cho việc bảo mật toàn bộ hệ thống là nhiệm vụ đầy tính thách thức. Các thiết bị này lại được nhà sản xuất thiết kế để đảm bảo chức năng vận hành chứ không tập trung vào vấn đề bảo mật. Do đó, triển khai smart city phải song hành với xây dựng hệ thống bảo mật ngay từ giai đoạn đầu của dự án. Dẫn chứng cụ thể là sự kiện hacker tấn công vào hệ thống SingHealth (Singapore) lấy đi dữ liệu y tế của 1,5 triệu bệnh nhân trong đó có cả dữ liệu của Thủ tướng Lý Hiển Long, việc đảm bảo ATTT là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quá trình chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh thành công. 

Đánh giá nêu trên là của ông Phan Hoàng Giáp, Trưởng phòng Giải pháp tích hợp, Công ty An ninh mạng Viettel. Đồng thời, ông cũng đưa ra khuyến nghị xây dựng giải pháp ATTT tổng thể bảo vệ hệ thống theo hướng dẫn của Cục ATTT ở Văn bản số 235/CATTT-ATHTTT. 

{keywords}
Ông Phan Hoàng Giáp, Trưởng phòng Giải pháp tích hợp, Công ty An ninh mạng Viettel (áo vest đen).

Đến nay, giải pháp của Viettel đã triển khai ở 3 tỉnh thành là Thừa Thiên Huế, Phú Thọ và Thanh Hóa. Trong đó, Dự án Trung tâm Điều hành thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế đạt giải Dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất Châu Á tại Telecom Asia Awards 2019. 

Dự án được thiết kế dựa trên 1 trong 5 trụ cột chính khi xây dựng đô thị thông minh ở nước ta, bao gồm quản trị thông minh, năng lượng thông minh, giao thông thông minh, kinh tế thông minh và con người thông minh.

Trung tâm Điều hành thông minh của thành phố (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là nơi tập trung thực hiện việc giám sát, điều hành các lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thành phố trong các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp dịch vụ công ích. Trung tâm là một khía cạnh quan trọng của quản trị thông minh trong 5 trụ cột, như đã nói ở trên. 

Trong đó, các chức năng của Trung tâm do Viettel xây dựng có thể kể đến như giám sát điều hành giao thông, giám sát điều hành an ninh công cộng, ứng cứu khẩn cấp, phân tích dữ liệu, giám sát bảo mật ATTT, hỏi đáp ý kiến phục vụ người dân, giám sát thông tin báo chí và truyền thông, giám sát dịch vụ công ích.

{keywords}
Giải pháp xây dựng đô thị thông minh của Viettel.


Cụ thể, hệ thống camera giám sát kết hợp cảm biến có thể phát hiện ùn tắc, điều chỉnh đèn tín hiệu thông minh, tự động phát hiện những trường hợp vi phạm giao thông. Hay như hệ thống báo cháy kết nối không dây kết hợp phân tích dữ liệu giúp đưa ra cảnh báo sớm về nguy cơ cháy nổ. Hệ thống sẽ lên phương án để lực lượng phòng cháy chữa cháy đến hiện trường nhanh nhất có thể thông qua công nghệ bản đồ số kết hợp thuật toán tìm đường tối ưu.

Từ đây, Trung tâm sẽ là đầu não quản lý các hoạt động của thành phố thông minh, từ hạ tầng đến giao thông, năng lượng, giáo dục, y tế. Các lĩnh vực này Viettel đều có những giải pháp để triển khai đồng bộ với bảo mật. 

Chẳng hạn như Giải pháp Trung tâm điều hành ATTT (SOC); Giải pháp phát hiện và ngăn chặn tấn công có chủ đích (APT); Giải pháp chống tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) dựa trên các công nghệ nền tảng như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning), dữ liệu lớn (big data), đám mây (cloud), khai phá dữ liệu (data mining)...

Đặc biệt, các giải pháp đều được Viettel thiết kế riêng phù hợp với đặc điểm của từng tỉnh thành, địa phương. Trên cơ sở đó, Viettel đã ký biên bản ghi nhớ với 24/63 tỉnh thành về xây dựng và phát triển smart city. 

"Triển khai đồng bộ các hoạt động này sẽ giúp hình thành nền tảng giám sát và chia sẻ dữ liệu về ATTT trên quy mô cả nước, qua đó góp phần nâng cao chỉ số GCI", ông Phan Hoàng Giáp kết luận.

Thị trường smart city được dự báo đến năm 2025 sẽ đạt giá trị 1,712 tỷ USD trên toàn cầu, theo Mordor Intelligence. Việt Nam cùng các nước ở khu vực châu Á nằm trong nhóm các nước có tốc độ phát triển cao.

Phương Nguyễn

Tọa đàm trực tuyến: “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?”

Tọa đàm trực tuyến: “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?”

Chiều nay 30/10, ICTnews - Chuyên trang của Báo VietNamNet phối hợp với Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?”.