Hậu đại dịch, ngành công nghiệp bán dẫn đã thay đổi từ một ngành công nghiệp quan trọng trong quá khứ thành “ngành công nghiệp chủ chốt”, điều này cũng khiến sức mạnh công nghệ của TSMC trở thành một chủ đề quốc tế được bàn tán.

Áp lực của nhà sản xuất Đài Loan tại “Hồng Môn yến” ngành bán dẫn

Ngày 12/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triệu tập các công ty công nghệ lớn và tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng bán dẫn. Tổng cộng 18 CEO đã tham dự, bao gồm cả Chủ tịch TSMC Lưu Đức Âm (Mark Liu). Bên cạnh đó, còn có Bộ ngoại giao Mỹ, tập đoàn Intel, GlobalFoundries, Micron Technology, NXP, Samsung và một số nhà sản xuất bán dẫn khác.

“Lý do tôi có mặt ở đây hôm nay là để thảo luận về việc làm thế nào để củng cố ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và đảm bảo chuỗi cung ứng tại Mỹ”, Tổng thống Biden nói rõ khi khai mạc. Các nhà lãnh đạo ngành tham dự hội nghị đều là những nhân vật chủ chốt trong việc duy trì mục tiêu này.

Ông Biden thẳng thắn nói: “Khả năng cạnh tranh phụ thuộc bởi việc đầu tư vào đâu và như thế nào. Là một quốc gia, chúng tôi đã có một thời gian dài không đầu tư lớn, táo bạo để vượt qua các đối thủ toàn cầu. Chúng tôi đang nghiên cứu và phát triển trong tình trạng hạ tầng sản xuất đã tụt hậu. Thành thật mà nói, chúng tôi phải đẩy mạnh cuộc chơi của mình”.

TSMC đóng vai trò gì trong buổi “Hồng Môn yến” này?

Trước hết, điều mà hội nghị thượng đỉnh này sẽ giải quyết là tình trạng thiếu chip ô tô. Từ đầu năm nay, chính phủ Đức và Nhật Bản đã kêu gọi TSMC tăng năng lực sản xuất để cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô đang bấp bênh.

Xét từ danh sách các ghế, ba nhà sản xuất ô tô lớn của Mỹ là GM General Motors, Ford Ford Motor và công ty mẹ của Chrysler là Stellattis đều có mặt, ông Biden rõ ràng cũng đang đưa ra những “lời kêu gọi” tương tự, đặc biệt là khi GM và Ford mới chỉ tuyên bố kế hoạch cắt giảm sản lượng tuần trước.

Trong khi đó, với NXP, tất cả nguồn chip do hãng này sản xuất đều sẽ được tích hợp trực tiếp vào ô tô và không phân phối qua bên thứ 3. Điều này nghĩa là dù Tổng thống Mỹ muốn có chỗ trống trong chuỗi cung ứng của NXP cũng là điều không thể xảy ra. Ngoài ra, các ngành công nghiệp y tế và vũ khí cũng đang gây ra tình trạng thiếu chip.

Chính vì vậy, bên cạnh nhóm chính là các nhà sản xuất ô tô, nhu cầu chip liên quan đến mạng/truyền thông máy tính cũng là vấn đề cần được giải quyết tại hội nghị thượng đỉnh lần này. Cụ thể là nhu cầu của AT&T, Alphabet (công ty mẹ của Google), Dell và Hewlett-Packard…

Ngoài ra, từ danh sách những khách mời “chứng kiến” mà Reuters tiết lộ, bất ngờ có hai công ty của Mỹ, một là công ty công nghệ y tế lớn nhất thế giới Medtronic Medtronic, hai là nhà sản xuất vũ khí quân sự Northrop Grumman. Điều đó cho thấy, nhu cầu đối với chất bán dẫn và chip đã thâm nhập sâu vào các lĩnh vực, không chỉ ở các ngành sản xuất thông thường.

Khi chuỗi cung ứng không còn chỗ trống, khả năng sản xuất mở rộng của TSMC đã được nhắm đến và áp lực từ Tổng thống Mỹ cũng như từ các đối tác chính có mặt tại hội nghị đã khiến nhà sản xuất chip Đài Loan phải tỏ thái độ.

TSMC hứa hẹn năng lực sản xuất tại Mỹ sẽ đáp ứng kỳ vọng của ông Biden

Để đáp lại sự mong đợi của Tổng thống Mỹ, Chủ tịch TSMC Lưu Đức Âm đành phải lên tiếng hứa hẹn: “TSMC sắp xây dựng một nhà máy wafer tiến trình 5 nanomet ở Phoenix, Arizona. Dự án này là một trong những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong lịch sử của Mỹ và hợp tác song phương sẽ được đảm bảo”.

Theo đó, nhà máy 5 nanomet ở Arizona của TSMC sẽ được khởi công xây dựng trong năm nay, và sản xuất hàng loạt dự kiến ​​vào năm 2024, với vốn đầu tư khoảng 12 tỷ USD. Có điều, cho dù có bị ép hết công suất nhưng khả năng mở rộng của TSMC là có hạn vào thời điểm hiện tại và rất có thể đây chưa phải là động thái cuối cùng của Tổng thống Mỹ.

Một nhà phân tích trong ngành nhận định, nếu chính phủ Mỹ muốn đảm bảo năng lực sản xuất, họ có thể hạn chế dây chuyền của TSMC chỉ cung cấp cho các ngành công nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, để đảm bảo cung ứng được cho cả ngành sản xuất ô tô, máy tính và mạng cũng như một số lĩnh vực khác, đây là điều không đơn giản bởi sự khác biệt về công nghệ. Đó là điều mà cả TSMC lẫn các nhà sản xuất tại Mỹ cần phải cân nhắc.

Phong Vũ

Tình trạng thiếu chip bán dẫn đang làm tổn thương các ngành công nghiệp Mỹ

Tình trạng thiếu chip bán dẫn đang làm tổn thương các ngành công nghiệp Mỹ

Chip bán dẫn là thành phần quan trọng của thiết bị điện tử hiện đại và có thể được tìm thấy trong hàng nghìn sản phẩm được sử dụng hàng ngày, bao gồm ô tô, máy tính, điện thoại thông minh và thiết bị y tế…