Sau khi Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng được các Lãnh đạo cấp cao ASEAN thông qua vào năm 2020, Lộ trình thực hiện Tuyên bố tiếp tục được các Lãnh đạo ASEAN ghi nhận vào các năm sau đó.

Điều này đã khẳng định cam kết của ASEAN trong việc đầu tư thúc đẩy và tăng cường vai trò của công tác xã hội, trong đó có nâng cao năng lực cho nhân viên công tác xã hội trong Cộng đồng ASEAN.

Với 7 lĩnh vực ưu tiên nhằm hiện thực hóa 11 cam kết của các nhà Lãnh đạo ASEAN, Lộ trình thực hiện Tuyên bố Hà Nội có ý nghĩa quan trọng đối với các nước thành viên ASEAN. Đặc biệt, những thách thức mà đại dịch COVID-19 gây ra đòi hỏi Chính phủ các nước phải đưa ra nhiều biện pháp ứng phó nhằm bảo vệ tính mạng của người dân, ổn định nền kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và các dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong trạng thái bình thường mới.

W-treem.png
Chỉ thị số 28- CT/TW của Bộ Chính trị  về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được ban hành ngày 25/12/2023

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực công tác xã hội. Ngày 22/01/2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình phát triển Công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người dân.  

Đồng thời, Chương trình đã đặt ra 8 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, trong đó có một số nhiệm vụ, giải pháp điển hình như xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội; phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo và giáo dục nghề công tác xã hội; tuyên truyền, thông tin nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác xã hội; tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi, nghiên cứu, khảo sát mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội của các nước trong khu vực và thế giới để thúc đẩy phát triển công tác xã hội.

Tuy nhiên, vấn đề nguồn lực, tính chuyên nghiệp của công tác xã hội và tài chính là vô cùng quan trọng. Đồng thời, việc tăng cường hợp tác trong tất cả các lĩnh vực chuyên ngành liên quan sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển sâu rộng hơn của công tác xã hội.

Việc Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy Công tác xã hội hướng đến Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng vừa được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 đã khẳng định cam kết của ASEAN trong việc thúc đẩy công tác xã hội và tăng cường vai trò xúc tác của công tác xã hội trong Cộng đồng ASEAN, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên công tác xã hội và đạt được sự hòa nhập cho các nhóm dễ bị tổn thương.

Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng, đi cùng với đó Thứ trưởng thông tin, các chính sách an sinh xã hội cũng ngày càng toàn diện hơn, đối tượng trợ giúp từng bước được mở rộng, mức trợ cấp ngày càng được nâng cao hơn, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng tốt hơn.

Đặc biệt, các chính sách mới ban hành trong những năm gần đây cũng đã ngày càng mang tính hội nhập, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và từng bước xã hội hóa.

Nhóm PV