- Nghe tin Thình đỗ cùng một lúc 2 trường đại học mà nước mắt bà Thư ngân ngấn cả tuần dài. Trong đôi mắt của người bà đã 70 tuổi ấy, lại thêm những nỗi lo…
Tin bài cùng chuyên mục:
Xóm nhỏ xôn xao, mồ côi đỗ hai trường đại học
Đến đầu xóm Nội (xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã nghe bà con nói chuyện về em Lê Văn Thình, năm học vừa qua Thình thi đỗ cả hai trường đại học. Họ kể lại với giọng vừa vui, vừa ngậm ngùi: Bố mẹ mất 6 năm rồi, nó và người chị lớn sống với bà nội. Bà đã 70 tuổi mà vẫn bảo ban 2 đứa cháu học rất giỏi…
Năm Thình học lớp 6, chị gái học lớp 8, mẹ ra đồng hái rau bí, trượt chân bị chết đuối. Bố ở nhà sau một lần trúng gió, ngã ở bờ giếng cũng ra đi, để lại 2 con nhỏ côi cút. Thương những đứa cháu nhỏ mồ côi bà Thư vào ở cùng. Từ đó bà nội cấy lúa, nuôi các cháu học hành.
Người chị lớn của Thình học rất giỏi, thế nhưng khi ấy hoàn cảnh khó khăn, chị rẽ bước đi làm công nhân may. Riêng Thình vẫn học thi, năm nay em đỗ liền 2 trường đại học, Đại học Y Hải Phòng và Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Bởi thế trong mắt những người hàng xóm bà Thư là một “anh hùng bất hạnh”, còn những đứa cháu của bà là những đứa cực giỏi… nhưng cũng rất đáng thương.
“Tôi nuôi con tâm thần lại lo nuôi cháu học đại học…”
Vào đến nhà Thình, thấy căn nhà cũ vắng người. Bà nội của Thình già và nặng tai, hỏi 1 câu phải nhắc lại 3 đến 4 lần bà mới trả lời được.
Người già lâu lâu với gặp người lạ, lại được chia sẻ, bà nói thẳng tuột ý nghĩ: Tôi năm nay 70 tuổi nhưng tôi vẫn đi làm ruộng với các cháu đấy cô ạ. Nhà có 5 sào ruộng. Năm nay Thình đi học rồi, không có ai đỡ đần, tôi sợ phải bỏ ruộng mất.
Bà Thư có cô con gái út, sinh ra đã bị bệnh, ở với mẹ từ nhỏ đến khi lớn như cái sào vẫn ở. “Nuôi con đau ốm, dặt dẹo bằng vài sào ruộng ở quê vất vả vô cùng”.
Ngồi bên cạnh bà, người con gái tên là Lành cứ ngây ngây dại dại. “Trông nó lúc khỏe thì được thế này nhưng khi đổ bệnh thì cứ từ bậc thềm nhà lăn xuống dưới mà ngất lịm đi. Tôi đưa con ra trạm xá tiêm thuốc mấy lần, 300 nghìn một mũi tiêm cô ạ”.
Để phụ vào lời nói của bà, chị Lành bập bẹ thanh minh cảm giác của mình: Đầu thì buốt, chân tay run, em choáng lắm! Em chỉ muốn nằm đấy thôi.
“Đứa con này tôi chỉ dám đưa ra trạm xá thăm khám, chứ bảo đưa đi viện cấp cao hơn thì tôi chịu…” với người con đã 37 tuổi, bà Thư nói như mình đã bất lực, mỏi mệt và kiệt cùng.
Nói về Thình, đứa cháu nội thì bà Thư khóc: “Nó nhút nhát nhưng học rất giỏi, tôi vui vì cháu mình khó mà vẫn vươn lên” bà vừa nói vừa chỉ vào đống bằng khen, giấy khen của Thình.
Bà nội nặng tai dẫn tôi đi xem góc học tập của Thình. Ở đó có một bàn gỗ ọp ẹp, bóng điện nhỏ tối tăm, mấy cái bồ thóc, một cái xe đạp hỏng... mùi ẩm mốc sực vào mũi. Thình học gần với bao nhiêu thứ tăm tối, nhưng em vẫn là học sinh giỏi cấp tỉnh.
Mấy hôm nay Thình lên trường nhập học. Hỏi bà lấy tiền đâu cho Thình nhập trường bà thật thà tâm sự: Tôi vay mỗi người một ít. Các thím, bà trẻ, cô dì, hàng xóm mỗi người cho cháu 1 trăm, 2 trăm. Trước mắt cháu lên trường rồi cô ạ. Tôi già rồi, tôi không lo xa được, bà cháu tôi đi được ngày nào biết ngày đó.
Bao nhiêu cái khó, bao nhiêu cái khổ, bao nhiêu tâm sự dồn nén… bà không lỡ gói gém vào hành trang để cháu mang lên trường nên gặp chúng tôi bà mới thổ lộ. Những giọt nước mắt rơi đều, xót xa ở tuổi 70…
"Cháu đi học về chữa bệnh cho cô"
Tìm đến gặp Thình ở kí túc xá của Trường Đại học y Hải Phòng. Mới nhập học được 2 ngày, đồ đạc của sĩ tử khác ngổn ngang. Nhưng Thình thì đơn giản, em không có gì ngoài những đồ đạc cá nhân tối thiểu. Những đồng tiền em mang đi, em cố chắt chiu từng ngày.
Đỗ hai trường đại học, cuối cùng vẫn chọn học ngành y, với Thịnh đó là lời hứa với người cô hay bệnh, nghèo khó ở nhà, cũng là trăn trở, ám ảnh khi mẹ, cha mình mang bệnh mà không được cứu giúp kịp thời.
Thình rất nhát, đôi tay cứ vân vê tà áo, bữa trưa hôm đó em dành ra 15 nghìn để ăn một xuất cơm lèo tèo với rau và một chút thịt. Một tháng để đi học tốn khoảng 1,2 triệu đồng với Thình và bà ở nhà là một thử thách…
Nhà không có điện thoại, không liên lạc được với cháu, cô Lành biết chúng tôi sẽ tìm gặp Thình nên nhắn nhủ từ hôm trước: “Cô bị bệnh không ai chơi với chỉ có mỗi cháu trò truyện nay cháu đi học rồi cô nhớ cháu lắm! Cháu cố gắng học chăm để về chữa bệnh cho cô nhé”. Khi tôi chuyển lời đó đến Thình, mắt em đỏ hoe, sự lo lắng làm tim Thình loạn nhịp.
Giấc mơ học trên giảng đường của Thình nếu chỉ sự nỗ lực của người bà đã 70 tuổi thì không thể. Sự tiếp sức của bạn đọc sẽ giúp bà cháu Thình bớt khó khăn.
Tin bài cùng chuyên mục:
Xót lòng thiếu phụ nuôi 3 con bệnh hiểm nghèo
Trao quà cho 2 bé sinh đôi bị ‘xương thuỷ tinh’
Đau đớn cặp song sinh 10 lần gãy chân tay
Ngôi chùa bị cháy, đau lòng trẻ mồ côi
Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn
Trao quà cho 2 bé sinh đôi bị ‘xương thuỷ tinh’
Đau đớn cặp song sinh 10 lần gãy chân tay
Ngôi chùa bị cháy, đau lòng trẻ mồ côi
Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn
Xóm nhỏ xôn xao, mồ côi đỗ hai trường đại học
|
Thương cháu học giỏi, bà Thư cứ nhắc đến là khóc |
Đến đầu xóm Nội (xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã nghe bà con nói chuyện về em Lê Văn Thình, năm học vừa qua Thình thi đỗ cả hai trường đại học. Họ kể lại với giọng vừa vui, vừa ngậm ngùi: Bố mẹ mất 6 năm rồi, nó và người chị lớn sống với bà nội. Bà đã 70 tuổi mà vẫn bảo ban 2 đứa cháu học rất giỏi…
Năm Thình học lớp 6, chị gái học lớp 8, mẹ ra đồng hái rau bí, trượt chân bị chết đuối. Bố ở nhà sau một lần trúng gió, ngã ở bờ giếng cũng ra đi, để lại 2 con nhỏ côi cút. Thương những đứa cháu nhỏ mồ côi bà Thư vào ở cùng. Từ đó bà nội cấy lúa, nuôi các cháu học hành.
Người chị lớn của Thình học rất giỏi, thế nhưng khi ấy hoàn cảnh khó khăn, chị rẽ bước đi làm công nhân may. Riêng Thình vẫn học thi, năm nay em đỗ liền 2 trường đại học, Đại học Y Hải Phòng và Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Bởi thế trong mắt những người hàng xóm bà Thư là một “anh hùng bất hạnh”, còn những đứa cháu của bà là những đứa cực giỏi… nhưng cũng rất đáng thương.
|
Bà Thư chất phát bên người con ngẩn ngơ |
“Tôi nuôi con tâm thần lại lo nuôi cháu học đại học…”
Vào đến nhà Thình, thấy căn nhà cũ vắng người. Bà nội của Thình già và nặng tai, hỏi 1 câu phải nhắc lại 3 đến 4 lần bà mới trả lời được.
Người già lâu lâu với gặp người lạ, lại được chia sẻ, bà nói thẳng tuột ý nghĩ: Tôi năm nay 70 tuổi nhưng tôi vẫn đi làm ruộng với các cháu đấy cô ạ. Nhà có 5 sào ruộng. Năm nay Thình đi học rồi, không có ai đỡ đần, tôi sợ phải bỏ ruộng mất.
Bà Thư có cô con gái út, sinh ra đã bị bệnh, ở với mẹ từ nhỏ đến khi lớn như cái sào vẫn ở. “Nuôi con đau ốm, dặt dẹo bằng vài sào ruộng ở quê vất vả vô cùng”.
Ngồi bên cạnh bà, người con gái tên là Lành cứ ngây ngây dại dại. “Trông nó lúc khỏe thì được thế này nhưng khi đổ bệnh thì cứ từ bậc thềm nhà lăn xuống dưới mà ngất lịm đi. Tôi đưa con ra trạm xá tiêm thuốc mấy lần, 300 nghìn một mũi tiêm cô ạ”.
Để phụ vào lời nói của bà, chị Lành bập bẹ thanh minh cảm giác của mình: Đầu thì buốt, chân tay run, em choáng lắm! Em chỉ muốn nằm đấy thôi.
“Đứa con này tôi chỉ dám đưa ra trạm xá thăm khám, chứ bảo đưa đi viện cấp cao hơn thì tôi chịu…” với người con đã 37 tuổi, bà Thư nói như mình đã bất lực, mỏi mệt và kiệt cùng.
Nói về Thình, đứa cháu nội thì bà Thư khóc: “Nó nhút nhát nhưng học rất giỏi, tôi vui vì cháu mình khó mà vẫn vươn lên” bà vừa nói vừa chỉ vào đống bằng khen, giấy khen của Thình.
Bà nội nặng tai dẫn tôi đi xem góc học tập của Thình. Ở đó có một bàn gỗ ọp ẹp, bóng điện nhỏ tối tăm, mấy cái bồ thóc, một cái xe đạp hỏng... mùi ẩm mốc sực vào mũi. Thình học gần với bao nhiêu thứ tăm tối, nhưng em vẫn là học sinh giỏi cấp tỉnh.
Mấy hôm nay Thình lên trường nhập học. Hỏi bà lấy tiền đâu cho Thình nhập trường bà thật thà tâm sự: Tôi vay mỗi người một ít. Các thím, bà trẻ, cô dì, hàng xóm mỗi người cho cháu 1 trăm, 2 trăm. Trước mắt cháu lên trường rồi cô ạ. Tôi già rồi, tôi không lo xa được, bà cháu tôi đi được ngày nào biết ngày đó.
Bao nhiêu cái khó, bao nhiêu cái khổ, bao nhiêu tâm sự dồn nén… bà không lỡ gói gém vào hành trang để cháu mang lên trường nên gặp chúng tôi bà mới thổ lộ. Những giọt nước mắt rơi đều, xót xa ở tuổi 70…
"Cháu đi học về chữa bệnh cho cô"
Ở môi trường mới, Thình nhút nhát vẫn bao băn khoăn. |
Tìm đến gặp Thình ở kí túc xá của Trường Đại học y Hải Phòng. Mới nhập học được 2 ngày, đồ đạc của sĩ tử khác ngổn ngang. Nhưng Thình thì đơn giản, em không có gì ngoài những đồ đạc cá nhân tối thiểu. Những đồng tiền em mang đi, em cố chắt chiu từng ngày.
Đỗ hai trường đại học, cuối cùng vẫn chọn học ngành y, với Thịnh đó là lời hứa với người cô hay bệnh, nghèo khó ở nhà, cũng là trăn trở, ám ảnh khi mẹ, cha mình mang bệnh mà không được cứu giúp kịp thời.
Thình rất nhát, đôi tay cứ vân vê tà áo, bữa trưa hôm đó em dành ra 15 nghìn để ăn một xuất cơm lèo tèo với rau và một chút thịt. Một tháng để đi học tốn khoảng 1,2 triệu đồng với Thình và bà ở nhà là một thử thách…
Nhà không có điện thoại, không liên lạc được với cháu, cô Lành biết chúng tôi sẽ tìm gặp Thình nên nhắn nhủ từ hôm trước: “Cô bị bệnh không ai chơi với chỉ có mỗi cháu trò truyện nay cháu đi học rồi cô nhớ cháu lắm! Cháu cố gắng học chăm để về chữa bệnh cho cô nhé”. Khi tôi chuyển lời đó đến Thình, mắt em đỏ hoe, sự lo lắng làm tim Thình loạn nhịp.
Giấc mơ học trên giảng đường của Thình nếu chỉ sự nỗ lực của người bà đã 70 tuổi thì không thể. Sự tiếp sức của bạn đọc sẽ giúp bà cháu Thình bớt khó khăn.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Bà Nguyễn Thị Thư, xóm Nội, xã Chấn Hưng huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc 2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ bà Nguyễn Thị Thư và em Thình) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER -The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet Phía Bắc: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |
- Minh Hải