Có lần tôi chứng kiến một giáo viên trung học dạy học trò một bài học đơn giản nhưng rất thấm thía về khái niệm đặc quyền và tính lưu động của xã hội.
Thầy giáo này đưa cho mỗi học sinh một tờ giấy bỏ đi và yêu cầu họ vo tròn tờ giấy. Sau đó, ông chuyển thùng rác tới phía trước Ông nói: “Trò chơi rất đơn giản – tất cả các em đại diện cho công dân của một đất nước. Và tất cả mọi người trong đất nước này đều có cơ hội giàu có và thuộc tầng lớp thượng lưu”. Để bước vào tầng lớp thượng lưu, việc mà các em phải làm là ném mảnh giấy đã vo tròn vào thùng rác trong khi vẫn ngồi nguyên vị trí” Những học sinh ngồi ở cuối phòng bắt đầu nhao nhao “Thật không công bằng!. Bởi vì họ có thể nhận thấy rằng những em ngồi hàng đầu có nhiều cơ hội ném trúng hơn rất nhiều Thế rồi, tất cả bắt đầu ném, và đúng như dự đoán, hầu hết các em ngồi phía trước đều ném trúng (nhưng không phải tất cả), và chỉ có một số ít em ngồi cuối lớp làm được. Cuối cùng, thầy giáo kết luận: “Các em ngồi càng gần thùng rác càng có cơ hội nhiều hơn. Đây là cái gọi là đặc quyền. Các em có thấy chỉ có những em ngồi phía sau là phàn nàn về sự công bằng không?” “Ngược lại, những người ngồi phía trước ít khi nhận ra đặc quyền mà mình đang được nhận. Tất cả những gì họ thấy là khoảng cách 3m giữa họ và mục tiêu”. “Việc của các em – những học sinh đang được học hành đàng hoàng – là nhận ra đặc quyền của mình. Và sử dụng những đặc quyền có tên là “giáo dục” này để nỗ lực hết sức mình để đạt được những điều tuyệt vời, để ủng hộ cho cả những người phía sau các em nữa” |
- Nguyễn Thảo (Theo Buzzfeed)