Sau thương vụ Yahoo bán mình và Deca hay Lingo đóng cửa cho thấy cuộc cạnh tranh khốc liệt trên mạng điện tử. Sự bùng nổ của Internet đã thay đổi cấu trúc của nhiều ngành và kẻ thắng đương nhiên sẽ thay thế người thua. Nhưng như một xu thế khó cưỡng, các trang bán hàng online khởi nghiệp của Việt Nam và thế giới đa số đều chết yểu và bị thâu tóm bởi đại gia Mỹ như Google hay Facebook.
Sự ra đi thầm lặng
Yahoo, một trong những đại gia công nghệ từng có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu vừa chính thức bán mình cho cho Verizon Communications với giá chỉ còn 4,8 tỷ USD. Được thành lập vào năm 1994 bởi hai sinh viên Đại học Stanford là Jerry Yang và David Filo, Yahoo đã có những năm đầu đời phát triển rực rỡ, là lựa chọn của nhiều người khi lần đầu bước vào thế giới mạng.
Theo sự phát triển của công nghệ, người dùng Internet Việt Nam thế hệ 9x không ưa chuộng Yahoo nữa, nhưng nhiều người trong số họ đều biết đầu năm 2008 Microsoft đã từng ngỏ ý mua hãng này với giá lên tới gần 45 tỷ USD nhưng bị từ chối. Kể từ đó, công ty này chật vật trong việc định nghĩa sứ mệnh của mình.
Với nhiều người thì Yahoo! vẫn gặp may vì biết đâu sẽ có ngày hãng này sẽ đóng cửa không kèn không trống như sàn thương mại điện tử Lingo ở Việt Nam. Lingon bắt đầu ra mắt từ tháng 8/2011, theo mô hình B2C. Đến năm 2014, Lingo được tách ra thành công ty riêng với mục tiêu trở thành website thương mại điện tử số 1 Việt Nam khi có sự đầu tư của tập đoàn đầu tư quốc tế Yellow Star Investment.
Cuộc chiến khốc liệt trên mạng Internet |
Tuy nhiên, ngay sau đó có vẻ như Lingo đã hoạt động không hiệu quả và đã âm thầm rời bỏ thị trường. Bỏ ra số tiền đầu tư không nhỏ mà chỉ sau khoảng hai năm chủ đầu tư coi như tay trắng ra đi!
Một số website thương mại điện tử cũng thông báo việc ngừng hoạt động như Foodpanda và beyeu.con, DECA,... Nói lời tạm biệt, trên website của beyeu.com từng có dòng chia sẻ bằng tiếng Anh được tạm dịch ra là: “Thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Nhiều công ty quyết định không đốt tiền nữa. Chúc may mắn cho những người đang tiếp tục cố gắng”.
Trong lĩnh vực bán lẻ, với tuyên bố mới đây về việc đóng cửa 100 cửa hàng trên khắp nước Mỹ của gã khổng lồ bán lẻ Macy’s, thời đại thống trị của bán lẻ tại cửa hàng truyền thống bắt đầu xuống dốc. Người tiêu dùng trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng ưa chuộng mua sắm online.
Trong nền kinh tế thị trường mà nền kinh tế số không phải là ngoại lệ, mức độ cạnh tranh là khốc liệt và người thắng sẽ thay thế kẻ thua. Ở Hoa Kỳ, sự nổi lên mạnh mẽ của Facebook tương phản với sự suy thoái của Yahoo. Sự tụt dốc không phanh của Yahoo! là ngược chiều với xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử ở Hoa Kỳ. Điều tương tự cũng đúng với sự đóng cửa của Lingo ở Việt Nam.
Theo một khảo sát ở Hoa Kỳ thì trong năm 2016 tiếp thị trực tuyến cho lĩnh vực bán lẻ tăng 20%còn tiếp thị truyền thống giảm -12%. Vài con số minh họa từ những nhà bán lẻ trực tuyến Hoa Kỳ: từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2015, chi tiêu tiếp thị trực tuyến của Amazon là 3496 triệu USD (tức là bằng 73% giá trị của Yahoo!), của Vistaprint NV là 333 và của Groupon là 171 triệu USD.
Kinh doanh nền tảng thiết bị di động ngày càng phát triển |
Ở Việt Nam, tiếp thị trực tuyến đang tăng trưởng chóng mặt. Doanh thu tiếp thị trực tuyến năm 2010 ở mức rất khiêm tốn là 26,1 triệu USD đã tăng lên gần 13 lần để đạt con số 329 triệu USD vào năm 2015. Điều này không đáng ngạc nhiên khi biết rằng tại thị trường Việt Nam Facebook từ một vị trí gần như con số 0 đã kiếm được khoản tiền 140 triệu USD vào năm 2015.
Đại diện VECOM cho rằng, diễn đàn Tiếp thị trực tuyến (VOMF) nhằm giúp các doanh nghiệp triển khai hiệu quả hơn các giải pháp tiếp thị trực tuyến, đặc biệt là tiếp thị trên nền tảng di động. Các doanh nghiệp Việt Nam không ai có thể đứng ngoài cuộc chơi trực tuyến trong kỷ nguyên số.
Một số chuyên gia tiếp thị trực tuyến dự báo năm 2016 tiếp thị trực tuyến nói chung sẽ tăng trưởng tới 100%, trong đó tiếp thị trên thiết bị di động có thể tăng trưởng tới 200%. Đại diện Google cho biết điện thoại thông minh đã trở thành chìa khóa để tiếp cận khách hàng mới, đồng thời là kênh tạo ra doanh thu trực tuyến cao. Nếu như năm 2015 doanh thu từ kênh di động ở Việt Nam chỉ chiếm 25% thì tỷ lệ này năm 2016 sẽ gần 50%.