Kỳ vọng quá mức thành áp đặt

Bà Vương Tú Vân (1960) sinh ra trong gia đình nông dân ở Lâm Nghi (Sơn Đông, Trung Quốc). Là chị cả trong gia đình, nên phải phụ giúp bố mẹ chăm sóc các em. Vì nhà nghèo, bà Vân nghỉ học từ sớm. Tuổi thơ của bà là những ngày giặt giũ, nấu cơm và lên núi kiếm củi. 

Năm 22 tuổi, bà Vân lên xe hoa với ông Lưu Kinh Khoa - giáo viên một trường ở Trung Quốc. Mặc dù khác biệt về trình độ, nhưng ông Khoa luôn tôn trọng vợ. Sau khi kết hôn không lâu, bà Vân hạ sinh con trai cả Lưu Diệp Nam.

Cả gia đình chỉ chờ vào lương của ông Khoa. Vì không biết chữ, bà Vân ở nhà nội trợ và chăm sóc con. Để tăng thu nhập, chồng bà Vân nhận thêm việc của Đài phát thanh quận đảm nhận vị trí phát thanh viên tin tức.

Khi điều kiện tài chính của gia đình ổn định, bà Vân mới nhận ra tầm quan trọng của kiến thức: "Nếu là nông dân như tôi, 1 năm làm việc chăm chỉ chắc kiếm được vài chục nhân dân tệ. Nhưng nếu có kiến thức, làm việc văn phòng thu nhập tương đối ổn định". 

Ý thức được sự vất vả khi không biết chữ, bà Vân tự nhủ không để con trai đi theo 'vết xe đổ' của bản thân. Bà gửi gắm ước nguyện của mình vào con, hy vọng Diệp Nam thay đổi số phận của gia đình thông qua việc học.

Không phụ sự kỳ vọng của mẹ, Lưu Diệp Nam bộc lộ tố chất thông minh khi đi học. Ngay từ cấp 1, dù nghịch ngợm, nhưng Nam vẫn hoàn thành nhiệm vụ học tập do mẹ sắp xếp. Không phải học sinh xuất sắc nhất trường, nhưng điểm số của Diệp Nam luôn nằm trong top đầu. 

Lên cấp 2, Diệp Nam cảm thấy ngột ngạt vì sự kỳ vọng của mẹ. Bà áp đặt khát khao kiến thức của bản thân lên con trai. Dần dần, kỳ vọng trở thành gánh nặng, trước sự nghiêm khắc của mẹ, Diệp Nam muốn thoát khỏi việc học. 

Trong lớp Diệp Nam không nghe giảng và ngoài giờ đánh nhau với bạn. Điều này khiến giáo viên tức giận liên tục mời phụ huynh. Đối mặt với giáo viên, bà Vân nhận được thông tin, nếu Diệp Nam tiếp tục tình trạng này khó đỗ cấp 3. 

Bản hợp đồng đổi đời 

Sự nghiêm khắc của bà Vân khiến mọi thứ đi xa. Ở tuổi nổi loạn, Diệp Nam đưa ra chính kiến bản thân, làm ngược lại những thứ mẹ kỳ vọng. Trong trận cãi vã giữa 2 mẹ con, Diệp Nam lớn tiếng hỏi: "Học để làm gì? Đỗ vào Đại học Thanh Hoa hay Bắc Kinh có ích gì?".

Câu hỏi thể hiện sự bất cần của Diệp Nam nhanh chóng được mẹ đáp lại: "Nếu con đỗ Đại học Bắc Kinh hoặc Thanh Hoa, người mù chữ như mẹ cũng trở thành nhà văn". Câu trả lời của mẹ khiến Diệp Nam không có cơ hội phản bác. 

Diệp Nam cho rằng, người không biết chữ như mẹ khó trở thành nhà văn. Cuộc tranh luận giữa bà Vân và con trai đi đến hồi kết, khi cả 2 cùng ký vào bản 'hợp đồng' định mệnh thay đổi cuộc đời. "Con và mẹ sẽ đặt cược vào bản hợp đồng này. Con đỗ vào Đại học Bắc Kinh hoặc Thanh Hoa, hay mẹ sẽ trở thành nhà văn", Diệp Nam nói. 

Chính cuộc cá cược này, đã thay đổi số phận của gia đình sau 20 năm. Chia sẻ câu chuyện của gia đình với truyền thông, Diệp Nam cho biết: "Thời điểm tôi và mẹ đặt bút cá cược, không ai nghĩ 20 năm sau sẽ ra sao".  Tuy nhiên, cũng chính bản hợp đồng này đã thôi học Diệp Nam chăm chỉ học, không gây thêm rắc rối ở trường. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm đó, Diệp Nam đạt 645/750 điểm, không đỗ vào Đại học Thanh Hoa hay Bắc Kinh. Anh đỗ Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh. 

414173922-1399904547319673-1232191285205760276-n-1.jpg
Lưu Diệp Nam từ học sinh ngỗ nghịch cũng đỗ đại học sau bản cá cược với mẹ. Sau này, anh lấy được bằng thạc sĩ của Đại học Thanh Hoa. Ảnh: Sohu

Với sự giúp đỡ của chồng, bà Vân cũng thành công trở thành nhà văn. Bà cho biết, việc đưa con trai ngỗ nghịch đỗ đại học không dễ dàng. Dù con không đỗ Đại học Thanh Hoa hay Bắc Kinh, nhưng với bà bản hợp đồng đã được hoàn thành trọn vẹn. 

Được truyền cảm hứng từ sự thành công của mẹ. 2 năm sau khi tốt nghiệp, Diệp Nam quyết định tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học. Lần này, anh đỗ vào Viện Kiến trúc của Đại học Thanh Hoa để lấy bằng thạc sĩ.

Về phía bà Vân đã xuất bản được một số tiểu thuyết như: 'Bốn khó báu', 'Điện ảnh đêm nay', 'Canh gác', 'Cuộc sống của thị trấn nhỏ''Ngưu gia',... Câu chuyện của gia đình bà Vân được báo, Đài phát thanh Quốc gia Trung Quốc đưa tin, đã truyền động lực cho nhiều người. Năm 2018, Hiệp hội Nhà văn Sơn Đông công bố danh sách mới, tên của bà Vương Tú Vân được bổ sung. Bà tâm sự, đây là giấc mơ, trước đó chưa từng nghĩ đến.

414393344 737577421590324 388282465069549859 n.jpg
Bà Vương Tú Vân từ người không biết chữ đến trở thành nhà văn ở tuổi 42. Ảnh: Sohu

Nhà văn Mạc Ngôn từng giành giải Nobel, bình luận về cách dạy con của bà Vương Tú Vân như sau: "Hai mẹ con chỉ đánh cược với nhau thông qua bản hợp đồng. Khi đặt con người vào nghịch cảnh mới thấy sự nỗ lực, dù khó khăn nhưng không chùn bước. Từ tức giận dẫn đến cãi vã, sau đó là sự thấu hiểu, cuối cùng cả 2 mẹ đều đạt được mục đích và thành tựu riêng".

"Muốn dạy con phụ huynh trước hết phải làm gương", là thông điệp bà Vương Tú Vân muốn gửi gắm khi chia sẻ câu chuyện của gia đình. 

Theo Sohu