Tình trạng khẩn cấp được ban bố ở thủ đô Thái Lan có hiệu lực từ hôm nay (22/1) và kéo dào 60 ngày.

TIN BÀI LIÊN QUAN:


Thủ tướng Yingluck Shinawatra quyết định thắt chặt an ninh sau khi một sự leo thang tấn công nhằm vào người biểu tình phản đối chính phủ có nguy cơ làm trật bánh cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 2/2.


Tình hình ở Bangkok đã lắng dịu và mọi người vẫn đi làm như bình thường. Không có bóng dáng của binh sĩ nào trên đường phố như vẫn thường thấy kể từ khi cuộc khủng hoảng bùng nổ từ tháng 11. Thậm chí sự hiện diện của cảnh sát cũng thưa thớt. Cũng không có lệnh giới nghiêm ban đêm nào.

Thông báo tình trạng khẩn cấp vào tối 21/1, các bộ trưởng Thái Lan cho biết họ không định dẹp bỏ các trại mà người biểu tình dựng lên tại một số giao lộ chủ chốt ở Bangkok. Thay vào đó họ muốn ngăn chặn bạo lực sau khi xảy ra thương vong do tấn công lựu đạn nhằm vào người buổi tình hồi cuối tuần.

{keywords}

Sắc lệnh khẩn cấp được áp dụng với Bangkok và các tỉnh lân cận cho phép các cơ quan an ninh áp đặt lệnh giới nghiêm, bắt giữ nghi phạm mà không cần buộc tội, kiểm duyệt truyền thông, cấm tụ tập chính trị từ 5 người trở lên và tuyên bố các khu vực cấm lui tới.

Một nhóm gồm 40 nghị sĩ Thái Lan tuyên bố họ sẽ yêu cầu Tòa Hiến pháp phán định liệu chính phủ có vi phạm hiến pháp khi ra sắc lệnh này hay không.

{keywords}

Trong một diễn biến khác cho thấy bế tắc chính trị ở Thái Lan có nguy cơ biến thành bạo lực, ngay trong hôm nay, một thủ lĩnh biểu tình thân chính phủ - phe Áo đỏ - đã bị thương vì trúng đạn ở miền đông bắc, một thành trì của Thủ tướng Yingluck.

Kwanchai Praipana - người đã cảnh báo một "cuộc chiến" trên phạm vi toàn quốc nếu quân đội Thái Lan tiến hành đảo chính - bị thương ở tay và chân khi kẻ tấn công vừa đi xe vừa bắn về phía nhà của ông ở tỉnh Udon Thani.

{keywords}
Kwanchai Praipana được đưa vào bệnh viện.

Cảnh sát đã tìm thấy 39 vỏ đạn tại ngôi nhà và tin rằng vụ việc mang động cơ chính trị.

"Từ cách thức những kẻ tấn công nã đạn, chúng rõ ràng không muốn ông ấy sống", Arporn Sarakham, vợ của nạn nhân, bày tỏ.

Kwanchai Praipana đã dẫn dắt hàng nghìn người biểu tình ủng hộ chính phủ ở Udon Thani.

{keywords}
Những người hưởng ứng phong trào biểu tình chống chính phủ đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.

Trước tình trạng bất ổn ở Thái Lan, Mỹ đã lên án "bạo lực gia tăng" nhằm vào người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan trong khi Nhật Bản kêu gọi một giải pháp hòa bình cho các cuộc tuần hành. Hongkong đã ban hành "báo động đen" cảnh báo người dân đặc khu hành chính này không nên tới Bangkok.  

Làn sóng biểu tình hiện nay là chương mới nhất trong cuộc xung đột chính trị 8 năm qua ở Thái Lan, đất nước đang bị chia rẽ bởi một bên là tầng lớp trung lưu và bảo hoàng ở thành thị và một phía là dân nghèo nông thôn ủng hộ Thủ tướng Yingluck cùng anh trai của bà, cựu Thủ tướng Thaksin.

Thanh Hảo (Tổng hợp)