{keywords}
 

Báo cáo của Viện Nghiên cứu báo chí Reuters chỉ rõ, “tại hầu hết các nước, các tổ chức báo chí là nguồn thông tin về Covid-19 được sử dụng rộng rãi nhất. Hơn nữa, các hãng tin đóng vai trò trung tâm hơn trong việc giúp mọi người nắm bắt được tin tức về Covid-19 năm 2020”.

Báo cáo của Reuters có tiêu đề: “Đại dịch thông tin: Người dân 8 nước truy cập và đánh giá tin tức, thông tin về Covid-19 một năm sau đại dịch như thế nào”, dựa trên khảo sát thực hiện vào tháng 4/2021. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại và phân tích cách người dân tại Argentina, Brazil, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ tiếp cận thông tin, tin tức về Covid-19 trong hơn một năm Covid-19. Báo cáo chia sẻ những phát hiện về đánh giá tín nhiệm của mọi người với các nguồn tin và nền tảng khác nhau, mức độ tin giả mà họ gặp phải hay họ nhìn nhận vắc xin như thế nào.

Khoảng một nửa những người tham gia khảo sát đánh giá các tổ chức tin tức là nguồn tin Covid-19 tương đối đáng tin cậy. Theo các tác giả, “niềm tin vào báo chí đối với tin tức về Covid-19 nhìn chung cao hơn niềm tin vào tin tức nói chung, phản ánh phần nào đó về cách báo chí tiếp cận Covid-19 như một đề tài”.

Khoảng hơn 50% người được hỏi nói rằng báo chí giúp họ hiểu hơn về dịch bệnh và nên làm gì trong thời gian này.

Sau một năm, lượng người tìm kiếm thông tin về virus corona bắt đầu giảm. Tuy nhiên, mức độ giảm lệ thuộc vào tin tức báo chí thấp hơn các nguồn tin phổ biến khác như tổ chức y tế, chính quyền địa phương. Các tác giả của Reuters giải thích: như vậy, các hãng tin thậm chí còn trở nên trung tâm hơn trong việc giúp mọi người cập nhật về Covid-19 khi các nguồn khác suy giảm tầm quan trọng.

Điều đó cũng áp dụng với đánh giá lòng tin. Theo Reuters, người dùng kém tin tưởng vào các nền tảng kỹ thuật số phổ biến khi nói tới nguồn tin. Khoảng cách tin tưởng giữa thông tin từ báo chí và thông tin từ mạng xã hội là 25 điểm; giữa báo chí và website video là 22 điểm; giữa báo chí và ứng dụng nhắn tin là 28 điểm.

Trung bình, 30% đổ lỗi cho mạng xã hội vì tin giả, sai sự thật liên quan tới Covid-19, trong khi 25% nghĩ rằng tin giả đến từ báo chí.

Một phát hiện quan trọng, có tính nhất quán tại tất cả các nước, đó là tiếp cận và đọc thông tin về Covid-19 trên báo chí sẽ khiến giảm sự tin tưởng vào tin giả vắc xin Covid-19. Nó trùng khớp với phát hiện năm ngoái về việc sự phụ thuộc vào báo chí tỉ lệ thuận với kiến thức về Covid-19 tại.

Các tác giả kết luận: “những tổ chức báo chí đang đóng vai trò trung tâm và quan trọng giúp mọi người vượt qua khủng hoảng”.

Du Lam (Theo Whatsnewinpublishing)

Facebook trừng trị tài khoản chuyên phát tán tin giả như thế nào?

Facebook trừng trị tài khoản chuyên phát tán tin giả như thế nào?

Facebook cho biết sẽ hành động cứng rắn hơn đối với những tài khoản chuyên phát tán tin giả, sai sự thật.