Kể từ khi có sự xuất hiện của cầu thủ người Brazil, Barca đã tăng đáng kể hóa đơn tiền lương và những sai lầm tiếp nối sai lầm.

{keywords}
Những khoản phí bùng nổ từ khi Barca mua Neymar, khiến Messi không được ký tiếp hợp đồng

Sự phức tạp khi Neymar xuất hiện

Năm 2010, khi Sandro Rosell giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Barcelona, ​​ông đã cố gắng cân bằng các tài khoản. "Khi tôi đến, tôi thấy rằng khoản nợ của câu lạc bộ lớn hơn nhiều so với những gì đã nói. Không có ngân sách, nhưng từng chút một chúng tôi bắt đầu đặt hàng", ông giải thích.

Và ông nói về chính sách tiết kiệm của mình: "Tôi là người khắc khổ và chăm chỉ. Tôi thậm chí mất bạn bè. Chúng tôi cắt các khoản ăn uống. CLB ngừng cung cấp dịch vụ photocopy màu. Bây giờ chúng tôi in trắng đen và tiết kiệm mực".

Nhưng Rosell và hội đồng quản trị của ông đã tiến thêm một bước nữa: họ đệ đơn kiện chống lại Hội đồng quản trị của Joan Laporta (2003-2010), vì kết quả tiêu cực vào cuối nhiệm kỳ sau khi điều chỉnh lại các tài khoản, thông qua một cuộc kiểm toán của Deloitte, để lại khoản lỗ 47,6 triệu euro.

"Đây là thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử xã hội của câu lạc bộ", Rosell nói vào thời điểm đó. Năm 2017, Tòa án Barcelona đã minh oan cho Laporta.

Sự mất cân bằng kinh tế đã khiến Rosell thay thế UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc; được Barca mang miễn phí, đồng thời còn huy động đóng góp cho tổ chức này rất nhiều tiền) bằng Qatar trên áo đấu Barcelona. Lần đầu tiên sau 111 năm, CLB phá vỡ truyền thống để quảng cáo áo đấu.

Khi tình hình tài chính đã ổn định, Rosell, kiến ​​trúc sư của việc Ronaldinho đến Camp Nou năm 2003 (thời điểm ấy, Rosell cố vấn cho Laporta trong cuộc bầu cử 2003 và giữ cương vị phó chủ tịch phụ trách thể thao), đã tìm kiếm ngôi sao mới để đại diện cho vai trò của mình. Ông tìm thấy điều mình muốn ở Brazil: Neymar.

Sự xuất hiện của Neymar là điểm khởi đầu cho cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại của Barcelona, ​​được biểu thị bằng một hóa đơn lương vượt mức. Điều này là khởi nguồn của những vấn đề, không cho phép CLB kéo dài mối liên hệ với Lionel Messi đến năm 2026, như Laporta từng thỏa thuận với tiền đạo người Argentina tháng trước.

Barcelona công bố việc ký hợp đồng với Neymar vào tháng 5/2013. Trong bài thuyết trình của mình, vài tháng sau, Rosell đảm bảo rằng Barca đã trả 57,1 triệu cho việc chuyển nhượng Neymar: 17,1 triệu cho CLB Santos và 40 triệu khác cho công ty N&N thuộc về gia đình cầu thủ này.

Tháng 1/2014, Rosell từ chức sau khi Barcelona thừa nhận rằng chi phí thực tế của cầu thủ người Brazil là 86,2 triệu euro, bao gồm hoa hồng, thỏa thuận tuyển trạch và công khai, tất cả đều do cha của cầu thủ chi trả.

Trong khi bóng đá của Neymar tạo ra những nghi ngờ trên sân - "người Brazil nhỏ bé của ông sẽ không bắt đầu", Messi nói với Rosell. Lúc ấy, hai ngôi sao Nam Mỹ chưa thân nhau - mức lương của cầu thủ người Brazil cũng gây ồn ào trong phòng thay đồ.

{keywords}
Hợp đồng với Neymar tạo ra nhiều vấn đề, Rosell thì từ chức và bị bắt

"Thang lương đã bị phá vỡ", một trong những ngôi sao có tiếng nói trong phòng thay đồ phàn nàn. Messi, vào thời điểm đó, kiếm được khoảng 15 triệu euro tiền ròng (từ bóng đá; chưa tính bản quyền hình ảnh). Anh dẫn đầu bảng lương, tiếp theo là Xavi, Iniesta và David Villa, cả ba đều ở mức khoảng 8 triệu euro mỗi mùa.

Nhóm ngôi sao Barca hiểu rằng mức lương của Neymar không chỉ là 7,5 (như CLB giải thích), mà còn phải cộng thêm tất cả các khoản đã trả cho cha anh và công việc kinh doanh của gia đình.

Messi là người đầu tiên đi qua văn phòng. Barca, lúc này đã được dẫn dắt bởi Josep Maria Bartomeu, cần phải định vị lại cầu thủ người Argentina như một người dẫn đầu bảng lương.

Những sai lầm sau khi Neymar ra đi

Nhưng Neymar không chỉ thay đổi tài khoản của Barcelona khi anh đến, mà còn làm điều đó khi rời đi. Cú đâm của cầu thủ người Brazil vào niềm tự hào Barca năm 2017 đã làm thay đổi khu vực thể thao của gã khổng lồ xứ Catalunya.

Bartomeu tuyệt vọng phải thay thế cầu thủ người bang Sao Paulo và đã làm như vậy nhờ danh mục đầu tư của mình. Ông trả 145 triệu cho Ousmane Dembele và cho anh mức lương khoảng 11 triệu euro sau thuế. Coutinho đến để đổi lấy 160 vào tài khoản Liverpool và 14 nhận tiền lương (cả hai đều có điều khoản thưởng 3 triệu euro).

Lúc đó, Messi đã kiếm được khoảng 70 triệu euro, sau khi gia hạn vào tháng 11/2017. Trong đó phải kể đến Luis Suarez, Busquets, Pique và Jordi Alba cũng được trả lương cao. Khép lại mùa 2017-18, tiền lương của đội một (520), cộng với khoản khấu hao (119), khiến Barcelona ở mức giới hạn được đề nghị: 70% thu nhập.

{keywords}
Sau khi Neymar ra đi, Barca sai lầm với Coutinho và Dembele

Mùa hè 2019, Griezmann cập bến với mức lương tương đương Suarez. Barcelona kết thúc chiến dịch 2019-20 với chi phí trả lương thể thao là 636 triệu euro (bao gồm các khoản khấu hao), trong khi doanh thu đạt 855 (74%).

Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất là trong mùa giải 2016-17, mùa cuối Neymar ở CLB, chi phí của đội là 432. Tức là trong ba mùa giải, việc tăng lương và phân bổ của đội một đã tăng 47%. "CLB tạo ra rất nhiều thu nhập để hỗ trợ một đội hình với mức lương cắt cổ. Nó không bền vững", một nhân viên Barca giải thích.

Cuộc khủng hoảng kinh tế do hậu quả của đại dịch Covid-19 đã phơi bày mọi vấn đề của Barcelona. Khi các tài khoản cho mùa giải 2020-21 cần được công bố chính thức, Laporta, giống như Rosell vào thời điểm 2010, đã chỉ ra đội ngũ quản lý tiền nhiệm.

"Tình hình tồi tệ hơn nhiều so với những gì họ đã nói với chúng tôi và những gì chúng tôi đã dự đoán", vị chủ tịch cho biết khi họp báo giải thích việc không thể ký hợp đồng với Messi.

Messi đã đồng ý thu về 20 triệu euro trong mùa giải sắp bắt đầu - lương của anh sẽ tăng vào năm tới và giảm một lần nữa trong 3 mùa cuối (theo hợp đồng 5 năm). Nhưng thậm chí giải pháp này cũng không thể giúp CLB giảm quỹ lương. "Với Messi là 110%; không có anh ấy, 95%", Laporta giải thích.

Barcelona không xây cầu để loại bỏ những Griezmann, Coutinho, Dembele và Miralem Pjanic. Không còn cách nào khác, cánh cửa Camp Nou đóng lại với Messi.

Thiên Thanh

Barca chia tay Messi: Không chỉ là tiền bạc

Barca chia tay Messi: Không chỉ là tiền bạc

Tháng 8/2020, anh muốn rời Barca, nhưng họ không cho phép anh đi. Tháng 8/2021, Leo Messi muốn tiếp tục, nhưng Barca không thể ký hợp đồng với anh.

Chủ tịch Laporta: 'Barca không bán mình để giữ Messi'

Chủ tịch Laporta: 'Barca không bán mình để giữ Messi'

Chủ tịch Joan Laporta giải thích, lợi ích của Barcelona phải đặt lên trên Lionel Messi và bắn phát đạn về phía BTC La Liga.