- Chiều ngày 9/5, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức gặp mặt một số cơ quan báo chí để cung cấp thông tin cụ thể việc khởi tố bắt tạm giam 7 đối tượng liên quan đến vụ phá rừng tàn khốc từ trước tới nay.
>>Gỗ vô chủ sau khi rừng bị phá tàn khốc?
>>Thông tin chưa tiết lộ vụ phá rừng tàn khốc
>>Vụ phá rừng nghiêm trọng: Che giấu thông tin?
>>Vụ phá rừng lớn chưa từng có tại Hà Tĩnh
Chủ rừng móc ngoặc với lâm tặc
Đại tá Bùi Đình Quang, Thủ
trưởng Cơ quan CSĐT – Phó GĐ Công an Hà Tĩnh thông tin, sau hơn 1 tháng tích cực
điều tra, ngày 8/5, cơ quan công an và Viện kiểm sát đã thống nhất khởi tố 7,
bắt tạm giam 4 tháng đối với 7 bị can, trong đó có 5 cán bộ và 2 đầu nậu.
Các bị can bị khởi tố về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và
“Vi phạm các quy định trong quản lý và bảo vệ rừng”.
Bị can Phan Nhật Tân bị cơ quan công an bắt tạm giữ sáng ngày 9/5. Ảnh: Duy Tuấn |
Theo quyết định khởi tố bị can số 04/CSĐT do đại tá Hoàng Bá Thọ - Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh ký ngày 8/5/2012, bị can Tân đã có hành vi thông đồng và cho phép Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Thanh Bình tổ chức vận chuyển 23 m3 gỗ xẻ (qui gỗ tròn là 36,8m3) ra khỏi rừng trái quy định của pháp luật.
Từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011, với cương vị trạm trưởng Trạm Bảo vệ rừng Khe Lét, Phan Nhật Tân đã thiếu trách nhiệm, để xảy ra 58 vụ với khối lượng 277,813 m3 gỗ bị khai thác trái phép trên lâm phần quản lý, gây hậu quả nghiêm trọng.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tân - Giám đốc Công an Hà Tĩnh đã đánh giá cao vai
trò của báo chí trong việc đưa tin, điều tra phản ánh về vụ phá rừng nghiêm
trọng tại xã Sơn Hồng. Vụ án này sẽ là bài học cảnh báo cho những kẻ buôn gỗ lậu
và cán bộ quản lý về tính nghiêm minh của pháp luật.
Trong sáng 9/5, lực lượng trong ban chuyên án cũng đã bắt khẩn cấp 5 đối tượng liên quan khác. Có 3 cán bộ kiểm lâm huyện Hương Sơn bị khởi tố là: Trần Văn Khoa - 48 tuổi, nguyên trạm trưởng trạm kiểm lâm Sơn Lĩnh, Hoàng Văn Cẩn, Lê Qúy Ly (cán bộ kiểm lâm địa bàn).
Đáng chú ý, cơ quan công an
đã xác định được có 2 đầu nậu chuyên cung cấp phương tiện và tiền bạc để thuê
người vào rừng chặt gỗ. Đó là Nguyễn Thanh Bình (trú xã Sơn Hồng) và Nguyễn Hữu
Huân (xã Sơn Lĩnh). Hiện Huân đang đi khỏi địa phương.
Theo ông Quang, qua điều tra thì cơ quan công an xác định được có khoảng 400 đối
tượng (người dân) ở 3 xã Sơn Lâm, Sơn Lĩnh, Sơn Hồng thường xuyên vào chặt cây
lấy gỗ trong nhiều năm, ra bán cho các đầu nậu. Hiện ban chuyên án đã triệu tập,
lấy lời khai của 60 đối tượng.
“Đối với những đối tượng này, việc có cấu thành tội phạm hay không thì đang
còn tiếp tục điều tra”, Đại tá Quang nói.
“Chi phí qua trạm”
Tại cơ quan điều tra, các đối tượng thường xuyên vào rừng chặt gỗ khai rằng, để
vào được rừng và đưa được gỗ ra thì đều phải chi số tiền cho các lực lượng chức
năng.
“Đáng nói là có sự thông đồng giữa lâm tặc và cán bộ quản lý. Khi đưa gỗ ra
khỏi rừng thì đều có “chi phí qua trạm”. Đại tá Quang tiếp tục cho biết.
Đại tá Hoàng Bá Thọ, Phó Trưởng ban chuyên án đang trình bày trên sơ đồ địa
bàn xẩy ra vụ án phá rừng biên giới đặc biệt nghiêm trọng. Ảnh: Duy Tuấn
Trên tuyến đường độc đạo vào rừng đã có rất nhiều trạm, sào chắn của các lực
lượng biên phòng. Ngoài Trạm kiểm lâm Sơn Lĩnh, Ban QL bảo vệ rừng Hồng Lĩnh thì
còn có trạm kiểm soát lâm sản của xã và Trạm kiểm soát biên phòng Đá Gân (thuộc
Đồn 565).
Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài việc xem xét đến trách nhiệm của lực lượng kiểm
lâm, chủ rừng thì cần phải xem xét trách nhiệm của lực lượng biên phòng, cơ quan
kiểm soát về con người, an ninh biên giới. Hàng trăm m3 gỗ bị chặt hạ trên khu
vực biên giới, lực lượng biên phòng không thể không biết.
Bởi, nếu kiểm soát được con người thì lâm tặc không thể vào rừng, khu vực rừng
bị phá nằm sát đường phân định biên giới Việt Lào, nơi lực lượng Biên phòng
thường xuyên tuần tra kiểm soát.
Khi lên thị sát khu vực để xảy ra vụ phá rừng, ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh đã phải thốt lên: Chủ rừng, kiểm lâm, biên phòng ở đâu?
Vụ án đã khởi tố, đã có 7 đối tượng bị bắt, dư luận đang quan tâm đến trách
nhiệm của lực lượng biên phòng sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xử lý đến đâu?
Ảnh: Duy Tuấn
Về vấn đề này, Đại tá Hoàng Bá Thọ, Trưởng phòng cảnh sát kinh tế, Phó trưởng
ban chuyên án cho biết, trong quá trình điều tra thì không kể lực lượng nào, nếu
phát hiện được có sự móc ngoặc của cán bộ biên phòng, tiếp tay cho lâm tặc thì
sẽ chuyển tài liệu cho quân khu để xử lý.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tân, Giám đốc Công an tỉnh thông tin, đây chỉ mới là
kết quả bước đầu của ban chuyên án. Hiện vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều
tra vì còn liên quan đến nhiều đối tượng, trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều
ngành.
Trước đó, VietNamNet từng
có loạt bài điều tra, phản ánh vụ phá rừng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại các
khu rừng biên giới thuộc xã Sơn Hồng. Kết thúc đợt truy quét, lực lượng chức
năng đã thu giữ khối lượng gỗ khổng lồ gần 500 m3. Sau khi báo VietNamNet phản
ánh, ngày 19/3, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, yêu cầu Bộ Công an điều tra, làm rõ vụ phá rừng
mà báo VietNamNet đã nêu. Cũng trong ngày 19/3, Cơ
quan cảnh sát điều tra, Công an Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án “vi phạm
các quy định trong quản lý và bảo vệ rừng”. Đến nay đã có 7 bị can bị bắt tạm
giam. Được biết, ngoài chủ rừng
là Ban Quản lý xây dựng rừng Hồng Lĩnh, lực lượng kiểm lâm tại trạm Sơn Lĩnh thì
trên địa bàn để xảy ra vụ phá rừng nghiêm trọng trên còn có lực lượng biên phòng
(Đồn 565, Trạm BP Đá Gân) và chính quyền xã Sơn Hồng, cũng có trách nhiệm liên
đới.