Khi mà cuộc chạy đua vào ghế Tổng thống (TT) Mỹ bước vào giai đoạn nước
rút thì cuộc chạy đua rót vốn đầu tư vào các ứng viên diễn ra âm thầm nhưng
không kém phần quyết liệt. Việc đầu tư cho nhân vật quyền lực như TT Mỹ luôn là
một cơ hội mà đầu cơ không chỉ cho các DN Mỹ mà còn nhiều tập đoàn trên thế
giới.
Mỹ, EU dồn dập 'ra đòn' với kinh tế Iran
Kinh tế Mỹ trông đợi gì ở Mitt Romney?
Kinh doanh súng ống bùng nổ dưới thời Obama
Thất nghiệp: 'Gót chân Achilles' cản đường Obama
Hành trình làm giàu của Tổng thống Obama
Kinh tế Mỹ trông đợi gì ở Mitt Romney?
Kinh doanh súng ống bùng nổ dưới thời Obama
Thất nghiệp: 'Gót chân Achilles' cản đường Obama
Hành trình làm giàu của Tổng thống Obama
Trái tim của chiến dịch tranh cử
Vấn đề tài chính luôn là một nhân tố có cực kỳ quan trọng, thậm chí là có ý nghĩa quyết định tới kết quả của mọi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Theo một phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ năm 2010, các cá nhân và tổ chức được quyền thực hiện quyền tự do ngôn luận thông qua việc đóng góp số lượng tiền không hạn chế cho các tổ chức gây qũy vận động tranh cử. Điều này đã chính thức mở cánh cửa cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính chi tiêu thả tay vào các chiến dịch hỗ trợ cho các ứng viên.
Chính vì vậy, hoạt động gây quỹ cho các ứng viên TT Mỹ năm 2012 diễn ra hết sức sôi động, các nhóm lợi ích, các tập đoàn và cá nhân đã bỏ ra nhiều triệu đô la "đầu tư" vào Barack Obama hoặc Mitt Romney nhằm chi phối tiến trình bầu cử và bảo vệ lợi ích của mình trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ 5 năm tới.
Tuy vậy, luật pháp vẫn cấm doanh nghiệp đưa tiền trực tiếp cho các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử liên bang. Vì thế, hoạt động tài trợ phải thông qua Ủy ban hành động Chính trị (PAC) với khoảng gần 5.000 thành viên. Đây là tổ chức chuyên đứng ra nhận tiền đóng góp từ các cá nhân và tổ chức cho các chiến dịch vận động tranh cử TT Mỹ.
Trong cuộc bầu cử năm nay, tại Mỹ có khoảng 7 nhóm PAC lớn ủng hộ cho các ứng cử viên TT thuộc Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, họ lên các kế hoạch và chiến dịch quảng cáo cho hình ảnh mà họ ủng hộ đồng thời với đó là các chiến dịch hạ bệ và bôi nhọ đối thủ cạnh tranh.
Vấn đề tài chính luôn là một nhân tố có cực kỳ quan trọng, thậm chí là có ý nghĩa quyết định tới kết quả của mọi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Theo một phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ năm 2010, các cá nhân và tổ chức được quyền thực hiện quyền tự do ngôn luận thông qua việc đóng góp số lượng tiền không hạn chế cho các tổ chức gây qũy vận động tranh cử. Điều này đã chính thức mở cánh cửa cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính chi tiêu thả tay vào các chiến dịch hỗ trợ cho các ứng viên.
Chính vì vậy, hoạt động gây quỹ cho các ứng viên TT Mỹ năm 2012 diễn ra hết sức sôi động, các nhóm lợi ích, các tập đoàn và cá nhân đã bỏ ra nhiều triệu đô la "đầu tư" vào Barack Obama hoặc Mitt Romney nhằm chi phối tiến trình bầu cử và bảo vệ lợi ích của mình trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ 5 năm tới.
Tuy vậy, luật pháp vẫn cấm doanh nghiệp đưa tiền trực tiếp cho các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử liên bang. Vì thế, hoạt động tài trợ phải thông qua Ủy ban hành động Chính trị (PAC) với khoảng gần 5.000 thành viên. Đây là tổ chức chuyên đứng ra nhận tiền đóng góp từ các cá nhân và tổ chức cho các chiến dịch vận động tranh cử TT Mỹ.
Trong cuộc bầu cử năm nay, tại Mỹ có khoảng 7 nhóm PAC lớn ủng hộ cho các ứng cử viên TT thuộc Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, họ lên các kế hoạch và chiến dịch quảng cáo cho hình ảnh mà họ ủng hộ đồng thời với đó là các chiến dịch hạ bệ và bôi nhọ đối thủ cạnh tranh.
Một trong những PAC lớn là American Crossroad, một “cử tri” trung thành của Đảnh Cộng hòa, Uỷ ban này dự tính sẽ quyên góp được 120 triệu USD để giúp ứng cử viên Mitt Romney.
Hoạt động gây quỹ đã đuợc tiến hành từ năm 2011 với số tiền lên tới 50 triệu USD, chủ yếu tiền của quyên góp được đến từ các cá nhân, chẳng hạn tỷ phú bang Texas Harold Simmons đã ủng hộ tới gần 15 triệu USD, tiếp theo là ông chủ tập đoàn xây dựng Bob Perry với 9.5 triệu USD. Các nhóm này đã tung tiền cho các chiến dịch quảng cáo ủng hộ ông Romney và chống TT Obama.
Các PAC của ông Obama cũng hùng hậu không kém với nhóm Priorities USA Action sở hữu lực lượng nhân viên đông nhất hiện nay và tổ chức công đoàn American Federation of State, dự kiến cũng sẽ quyên góp được khoảng 100 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của TT Obama. Thực tế, theo số liệu đến đầu tháng 9 vừa qua, đương kim TT Obama đã quyên góp được 114 triệu USD còn ông Romney mới có 111 triệu USD.
DN nước ngoài cũng chạy đua
Đó là bên trong nội bộ của Mỹ, như đã nói ở trên, hoạt động bầu cử của TT Mỹ cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới tài phiệt quốc tế.
Theo thống kê của giới truyền thông Anh quốc, cứ 5 doanh nghiệp lớn của Anh thì có hơn 1 doanh nghiệp mở kênh đầu tư vào ván bài chính trị này.
Trong số những ngành công nghiệp có truyền thống đầu tư vào các chiến dịch tranh cử TTh Mỹ người ta thấy sự góp mặt của những tập đoàn ngành tài chính, dược phẩm, năng lượng và quốc phòng. Đối với Anh đó là các tên tuổi như HSBC, Barclays, Experian, Prudential trong ngành tài chính - ngân hàng và bảo hiểm hay... của lĩnh vực năng lượng. Các doanh nghiệp này rót tiền vào các chiến dịch tranh cử TT cũng thông qua PAC.
Hiện nay trong số 50 PAC nước ngoài hoạt động tích cực nhất tại Mỹ hiện nay, có tới 14 Ủy ban có các công ty mẹ đóng tại Luân Đôn. Điều này đưa Anh trở thành một trung tâm quy tụ nhiều nhất các tập đoàn đa quốc gia đang tìm cách gây ảnh hưởng tới kết quả của cuộc bầu cử vào 6/11 tới tại Mỹ.
Bất chấp thực tế đó, rất nhiều công ty thuộc FTSE 100 (chỉ số cổ phiếu của 100 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn) của Anh vẫn lên tiếng phủ nhận việc tham gia vào các đợt quyên góp có mục đích chính trị.
Họ lý luận rằng các PAC gây quỹ thông qua sự đóng góp của các cá nhân nhân viên trong doanh nghiệp. Các PAC này đa phần do một lãnh đạo cao cấp người Mỹ điều hành.
Một điểm đáng chú ý khác là nhân sự của các PAC này đều do các công ty chuyên vận động hành lang cung cấp và công tác điều phối các chiến dịch cũng trùng với chương trình làm việc của các công ty tổ chức vận động hành lang. Đây là điều khiến nhiều người phải đặt nghi vấn.
Tại Anh, hoạt động của các PAC không được chính quyền để ý nhiều bởi họ cho rằng vốn hoạt động của các Ủy ban này vẫn chưa đáng kể. Theo thống kê, các khoản đóng góp của FTSE 100 cho các PAC mới khoảng 700.000 USD cho đợt bầu cử năm 2012, trong đó tới 61% số tiền được rót cho Đảng Cộng hòa.
Thực ra, việc thành lập các PAC đôi khi chỉ là bình phong cho hoạt động tài trợ của các cá nhân giàu có. Chẳng hạn như 71% tiền đóng góp cho PAC của tập đoàn năng lượng BP đến từ hầu bao cá nhân của Giám đốc điều hành Bob Dudley, hay Don Robert của Experian chiếm tới 78% tiền đóng góp cho PAC, ngay cả cựu CEO của AstraZeneca cũng chiếm tới 54% quỹ trong PAC mà công ty này dành cho Đảng Cộng hòa.
Ngoài kênh PAC, một số tập đoàn, doanh nghiệp còn liên kết trực tiếp với các tổ chức, doanh nghiệp của Mỹ để đóng góp cho các chiến dịch tranh cử.
Citizens Financial của ngân hàng Roayl Bank of Scotland thông qua chi nhánh của mình tại Mỹ để rót tiền vào các quỹ ủng hộ cho chiến dịch tranh cử của Mỹ. Tuy vậy, người phát ngôn của Royal Bank cho hay đây là các khoản đóng góp tự nguyện của nhân viên và ngân hàng không tham gia vào các đợt quyên góp về chính trị và không có bất kỳ khoản chi tiêu nào dành cho nền chính trị tại Anh cũng như ở Mỹ.
Theo người phát ngôn của BP, chính sách năng lượng của chính phủ Mỹ có ảnh hưởng tới sự vận hành của tập đoàn này tại Mỹ và tới cuộc sống của 23.000 nhân viên của hãng. Do vậy, việc rất nhiều công dân Mỹ của BP tham gia vào các hoạt động chính trị và ủng hộ chính sách của tập đoàn là điều rất bình thường. Trong khi đó, một trong những quy định về đạo đức kinh doanh của BP ghi rõ: “BP sẽ không bao giờ có những đóng góp cho chính trị, dù bằng tiền mặt hay dưới một hình thức nào khác, không đóng góp cho một một đảng phái chính trị, cá nhân hay tổ chức hoạt động vì lợi ích của các đảng phái chính trị".
A Vũ (Tổng hợp)