Vào chiều cuối tuần tại một khách sạn ở Manhattan, chỉ vẻn vẹn vài phút , sự nghiệp của Dominique Strauss-Kahn đã bị vấy bẩn bởi scandal. Dù cuộc điều tra những cáo buộc Tổng giám đốc IMF mới chỉ bắt đầu, nhưng những tác hại về hình ảnh, danh tiếng đã đạt đến độ "không còn đường lui". Strauss-Kahn có thể sẽ khẳng định mình vô tội và những người ủng hộ ông đổ cho một âm mưu quốc tế nào đó. Nhưng, tác hại đã hiển hiện.
Trước tiên, vụ scandal giáng một đòn nặng ký vào phe cánh tả ở Pháp. Đảng Xã hội dường như đã hoàn tất cử Strauss-Kahn làm đại diện tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012 và thậm chí chiến dịch tranh cử của ông là không thể ngăn nổi.
Chắc chắn những nhân vật trung thành trong đảng Xã hội tiếp tục "che đậy" những hoài nghi về năng lực của ứng viện 62 tuổi này có thể đại diện cho các giá trị của đảng, về quan điểm thị trường tự do đối với nền kinh tế và về lối sống khoa trương của bản thân và về những cam kết đối với đời sống chính trị Pháp. Tuy nhiên, những kinh nghiệm và kỹ năng không thể phủ nhận chính là đối trọng với những "điểm yếu" của ông, và các chuyên gia truyền thông của ông dự định sẽ hoàn thành nốt phần còn lại.
Kết quả thăm dò cho thấy, Strauss-Kahn là ứng viên được ủng hộ nhất của đảng Xã hội. Tuy nhiên, giờ đây toàn bộ đảng Xã hội phải "ngã ngửa" trước scandal tấn công tình dục của ông Strauss-Kahn. Đặc biệt, nếu hệ thống luật pháp Mỹ chứng minh được những cáo buộc nhằm vào ông Strauss-Kahn, toàn bộ đảng Xã hội chắc chắn sẽ cảm thấy rất hổ thẹn.
Những điều trên không có nghĩa đương kim Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nên ăn mừng. Rõ ràng, cán cân tranh cử bỗng nghiêng về phía Sarkozy, ngay cả nếu các nhân vật khác trong "gia đình chính trị" của Tổng thống có cảm thấy bất ngờ khi một đối thủ như Strauss Kahn ngã ngựa. Nhưng xét trên vũ đài chính trị rộng hơn, lãmh đạo phe bảo thủ ở Pháp chẳng lợi lộc gì khi Marine Le Pen, lãnh đạo phe cực hữu đảng Mặt trận quốc gia, thành công bước vào chiến dịch tranh cử tổng thống với các chủ đề dân tuý.
Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế, người Pháp ngày càng tránh xa những nhân vật, trong giới chính trị, lãnh đạo hành chính hay kinh tế vốn là những đại diện cho cái gọi là "giới duy lý đa nguyên". Và nếu một trong những thành viên của nhóm này có những hành vi "bất duy lý" thì rất dẫn đến khả năng nước Pháp không chỉ cảm thấy tức giận mà còn cả xấu hổ. Nếu điều đó xảy ra, tất cả mọi thoả thuận đạt được trước đây đều trở nên vô nghĩa khi cử tri đành phải đưa ra những lựa chọn "liều" trong ngày bầu cử.
Hồng Hà (Theo Time)
Trước tiên, vụ scandal giáng một đòn nặng ký vào phe cánh tả ở Pháp. Đảng Xã hội dường như đã hoàn tất cử Strauss-Kahn làm đại diện tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012 và thậm chí chiến dịch tranh cử của ông là không thể ngăn nổi.
Chắc chắn những nhân vật trung thành trong đảng Xã hội tiếp tục "che đậy" những hoài nghi về năng lực của ứng viện 62 tuổi này có thể đại diện cho các giá trị của đảng, về quan điểm thị trường tự do đối với nền kinh tế và về lối sống khoa trương của bản thân và về những cam kết đối với đời sống chính trị Pháp. Tuy nhiên, những kinh nghiệm và kỹ năng không thể phủ nhận chính là đối trọng với những "điểm yếu" của ông, và các chuyên gia truyền thông của ông dự định sẽ hoàn thành nốt phần còn lại.
Kết quả thăm dò cho thấy, Strauss-Kahn là ứng viên được ủng hộ nhất của đảng Xã hội. Tuy nhiên, giờ đây toàn bộ đảng Xã hội phải "ngã ngửa" trước scandal tấn công tình dục của ông Strauss-Kahn. Đặc biệt, nếu hệ thống luật pháp Mỹ chứng minh được những cáo buộc nhằm vào ông Strauss-Kahn, toàn bộ đảng Xã hội chắc chắn sẽ cảm thấy rất hổ thẹn.
Những điều trên không có nghĩa đương kim Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nên ăn mừng. Rõ ràng, cán cân tranh cử bỗng nghiêng về phía Sarkozy, ngay cả nếu các nhân vật khác trong "gia đình chính trị" của Tổng thống có cảm thấy bất ngờ khi một đối thủ như Strauss Kahn ngã ngựa. Nhưng xét trên vũ đài chính trị rộng hơn, lãmh đạo phe bảo thủ ở Pháp chẳng lợi lộc gì khi Marine Le Pen, lãnh đạo phe cực hữu đảng Mặt trận quốc gia, thành công bước vào chiến dịch tranh cử tổng thống với các chủ đề dân tuý.
Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế, người Pháp ngày càng tránh xa những nhân vật, trong giới chính trị, lãnh đạo hành chính hay kinh tế vốn là những đại diện cho cái gọi là "giới duy lý đa nguyên". Và nếu một trong những thành viên của nhóm này có những hành vi "bất duy lý" thì rất dẫn đến khả năng nước Pháp không chỉ cảm thấy tức giận mà còn cả xấu hổ. Nếu điều đó xảy ra, tất cả mọi thoả thuận đạt được trước đây đều trở nên vô nghĩa khi cử tri đành phải đưa ra những lựa chọn "liều" trong ngày bầu cử.
Hồng Hà (Theo Time)