Những ngày thành phố nắng như đổ lửa, cô bé Nguyễn Hà Quỳnh Hương lại bức bối, khó chịu bởi cánh tay đau nhức và cơ thể mỏi mệt. Ngồi tạm trên chiếc ghế đá chờ đến giờ xạ trị, đứa trẻ ngây thơ phụng phịu với mẹ: “Sao cứ bắt con vào bệnh viện hoài”.

Chị Hà xoa nhẹ cánh tay bị đau của con an ủi: “Chịu khó để mình sớm về với em nghe con”. Thế nhưng, khi chỉ còn lại một mình, chị lại ngồi ngơ ngẩn, bản thân chị cũng không biết lúc nào 2 mẹ con mới được về nhà.

{keywords}
Sau khi hóa trị, dù ăn uống kém nhưng cơ thể của Quỳnh Hương bị tác dụng phụ dẫn đến phù nề.

Bé Quỳnh Hương là con gái đầu lòng của vợ chồng chị Hà, sinh năm 2012. Chồng của chị là bộ đội, thường xuyên ở đơn vị, đứa trẻ là niềm an ủi và hạnh phúc của chị. Nhưng rồi, khi bé mới lên 3 tuổi, chợt một ngày cánh tay phải của con sưng lên bất thường, gia đình ẵm con đi khám ở nhiều nơi ở địa phương nhưng không ra bệnh. Chị phải đưa con vào TP.HCM thăm khám.

Tại bệnh viện Nhi đồng 2, sau khi mổ sinh thiết, kết quả con bị u sợi thần kinh, lành tính. Từ đó, con phải tái khám định kỳ hằng tháng để bác sĩ theo dõi.

Sau 5 năm duy trì, đến tháng 12 năm ngoái, khối u một lần nữa sưng lên khiến cô bé đau nhức. Lúc này, anh Hiệu, cha của bé đang ở xa không thể về được, mẹ Quỳnh Hương bị trầm cảm nặng sau sinh bé út, chẳng thể chăm sóc con. Một người cậu đứng ra đưa Hương vào thành phố khám lại. Nghe bác sĩ yêu cầu cho con nhập viện ngay, mọi người tá hoả vì số tiền cho ca mổ quá lớn, đành đưa con về nhà.

{keywords}
Thời điểm cuối tháng 6, Quỳnh Hương phải mổ lấy khối u

Tháng 5 năm nay, do khối u quá lớn, chị Hà phải gửi con nhỏ mới hơn 1 tuổi ở quê, vay mượn được khoảng 20 triệu đồng để đưa Quỳnh Hương vào thành phố. Lúc này, dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh, chị phải đưa con vào mổ và làm xét nghiệm sinh thiết tại một bệnh viện tư nhân. Kết quả, khối u đã chuyển sang ác tính.

Quỳnh Hương được đưa sang Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình để mổ lấy khối u, sau đó chuyển sang Bệnh viện Ung bướu hóa trị. Đến nay con đã vô 4 toa thuốc hóa chất.

Khi bệnh tái phát, Quỳnh Hương đang học lớp 3. Vì không muốn con gái lo lắng, sợ hãi, nên gia đình chị Hà phải giấu bệnh tình của con. Đứa trẻ thường hay hỏi mẹ: “Tại sao con cứ phải vào bệnh viện hoài?”, “Tại sao con bị rụng hết tóc?”… khiến người mẹ phải cố để không bật khóc trước mặt con.

Tôi phải nói dối con nhiều lần. Nói con bị khối u lành như ngày nhỏ, và con sẽ khỏi bệnh thôi. Tôi cũng động viên con cố gắng để sớm được về nhà. Nhưng bản thân tôi lại vô cùng sợ hãi”, chị Hà tâm sự.

Suốt 5 tháng vừa qua, 2 mẹ con chị chật vật ở thành phố, giữa thời điểm dịch căng thẳng, họ phải chi trả tiền khám bệnh, tiền mướn trọ, tiền đi lại, ăn uống đắt đỏ. Nhưng rồi, sau 4 toa hóa trị, khối u ở tay con vẫn còn. Trong cánh tay còn có dịch, vì vậy, con vừa phải uống thuốc tiêu dịch, vừa được hội chẩn để tiến hạnh xạ trị.

28 tia xạ trị, cùng với một số chi phí khác, bệnh viện báo số tiền đóng tạm ứng là 60 triệu đồng. Chúng tôi phải xin cho con được xạ trị kịp thời, tiền sẽ đóng thành các đợt nhỏ. Thế nhưng đến giờ cũng mới vay được 20 triệu. Chúng tôi hết lối thoát rồi”, người mẹ run rẩy, chẳng thể kìm được nước mắt.

{keywords}
Chị Hà từng bị tiền sản giật khi sinh bé út, sau đó bị trầm cảm nặng. Đến nay dù chưa khỏi hẳn nhưng chị vẫn cố gắng để đưa con gái đi trị bệnh. 

Suốt khoảng thời gian chữa trị cho con, số nợ của gia đình chị đã lên hơn 400 triệu đồng. Hiện tại, người thân quen đã không ai còn khả năng giúp đỡ thêm được nữa.

Trước đây, chị Hà là nhân viên thư viện trong trường học, thu nhập hơn 2 triệu đồng. Cách đây 4 năm, chị mất việc do tinh giản biên chế. Tiền lương của chồng chị may ra chỉ đủ nuôi 4 miệng ăn, chẳng thể gánh nổi chi phí khổng lồ suốt thời gian con gái trị bệnh.

Cô bé đáng thương hiện đã lên lớp 4. Vì chữa bệnh mà con không thể theo lớp học bình thường. Cứ mỗi cuối ngày, chị Hà lại lấy bài giảng của thầy cô để dạy lại cho con. Cánh tay phải của con bị đau chẳng thể viết, chị lại làm cánh tay cho con. Người mẹ nghèo mong ước sao có đủ tiền để con xạ trị đúng tiến trình, để con được về nhà, học tập giống các bạn bình thường.

Khánh Hòa

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Lê Thị Hà hoặc anh Nguyễn Huy Hiệu; Địa chỉ: Thôn Mỹ Trung, xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; Điện thoại: 0905657139 hoặc 0935848899.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.311 (Bé Nguyễn Hà Quỳnh Hương)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET 
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
Đôi vợ chồng già gần cuối đời vẫn lo gánh nợ vì bệnh hiểm nghèo

Đôi vợ chồng già gần cuối đời vẫn lo gánh nợ vì bệnh hiểm nghèo

Hơn 2 năm bà Nương bị bệnh, ông Minh vừa chạy vạy tiền bạc để đưa đi khám bệnh, vừa túc trực chăm sóc. Ở tuổi ngoài 60, ông đã sức cùng lực kiệt, mà căn bệnh hiểm nghèo của bà Nương lại chẳng thể chờ đợi.