Trong ngày làm việc thứ hai, 26-10, hội thảo đã có 4 phiên thảo luận chính và 1 bài phát biểu trực tuyến của đại diện Cơ quan đối ngoại EU trong ngày làm việc thứ hai.
Hầu hết đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hoạt động “vùng xám”, một số hoạt động đơn phương của tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông thời gian gần đây. Các nước nhỏ và vừa nên đẩy mạnh hợp tác, tương tác với nhau, hành động nhất quán, đoàn kết dựa trên luật pháp quốc tế để tạo sức mạnh tập thể; khuyến nghị thể chế hoá Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN. Một số ý kiến cho rằng, các nước trong khu vực cần thống nhất chuẩn mực của tàu Cảnh sát biển, hợp tác chia sẻ chuyên môn về thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ an toàn môi trường biển và duy trì trật tự trên biển, nâng cao kỹ năng và sự chuyên nghiệp của cảnh sát biển.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Hùng Sơn – Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao đánh giá Hội thảo đã chỉ ra những tiềm năng to lớn của biển và đại dương, đề xuất nhiều cơ chế và ý tưởng hợp tác sáng tạo để hiện thực hoá tiềm năng của biển.
Ông Nguyễn Hùng Sơn nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì môi trường hòa bình, tăng cường đối thoại, hợp tác để tăng cường hiệu lực của luật pháp quốc tế, các cơ chế hợp tác đa phương, giảm bớt các hành động đơn phương, qua đó “thu hẹp vùng biển xám”…
Đặc biệt, cần hướng tới tương lai, xây dựng đội ngũ chuyên gia, nhà lãnh đạo trẻ khu vực quan tâm, hiểu biết, có tinh thần đối thoại và hợp tác.