Gần một tháng qua, các tàu Trung Quốc và Philippines đã đối mặt với nhau ở gần vùng tranh chấp tại Biển Đông. Bế tắc không có dấu hiệu chấm dứt.
33 tàu Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough chặn ngư dân Philippines
CCTV 'lỡ' gọi Philippines thuộc lãnh thổ TQ
TQ lại cảnh báo Philippines về Biển Đông
Mỹ, Philippines tập trận gần bãi cạn tranh chấp Scarborough. Ảnh: Reuters |
Giờ đây, sau gần một tháng, các
tàu từ hai nước từ chối rút lui trước khỏi vùng nước xung quanh bãi cạn. Trong
khi ở mỗi nước, chủ nghĩa dân tộc ngày càng lên cao.
Tại Philippines, văn phòng tổng thống tuyên bố đơn phương đổi tên khu vực tranh
chấp là bãi Panatag (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham). Tại Trung Quốc, một
người dẫn chương trình tin tức của Đài Truyền hình Trung ương (CCTV) mới đây đã
"nhỡ mồm" tuyên bố Philippines là một phần lãnh thổ Trung Quốc và Trung
Quốc có "chủ quyền không tranh cãi" với quốc đảo này.
Trong khi đó, một vị tướng Trung Quốc đã viết bài bình luận, thúc giục hải quân nước này đối phó với Philippines bằng "cả hai nắm đấm" thu hút 174.000 phản hồi, phần lớn trong đó là ý kiến ủng hộ.
Vụ đụng độ mới đây chỉ là một trong hàng chục vụ việc xảy ra vì tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông. “Trung Quốc rõ ràng chịu phần nhiều trách nhiệm trong cuộc đụng độ hiện nay. Họ tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, trên cơ sở các bằng chứng lịch sử hạn chế, mà không cung cấp căn cứ cơ bản và quan trọng cho những khẳng định chủ quyền đơn phương, sâu rộng", Andrew Billo của Asia Society cho biết.
Và Mỹ có bị hút vào cuộc tranh chấp lãnh thổ tại châu Á?
Đầu tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã phác thảo những ưu tiên nổi bật của Mỹ tại Biển Đông: tự do hàng hải, thương mại không cản trở, duy trì hoà bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế.
Hơn thế nữa, biển đang đóng vai trò cực kỳ to lớn như một lộ trình quốc tế của thương mại toàn cầu. Một nửa hàng hoá liên lục địa của thế giới đi qua Biển Đông, ước tính chiếm 1,2 nghìn tỉ USD thương mại với Mỹ mỗi năm (theo báo cáo tháng 1 của Trung tâm An ninh Mỹ mới - CNAS). Đây cũng là vùng biển có trữ lượng năng lượng giàu có ước tính hàng trăm nghìn tỉ mét khối khí tự nhiên và 130 tỉ thùng dầu còn nằm sâu dưới đáy biển.
“Tầm quan trọng địa chiến lược của Biển Đông là khó có thể phóng đại", tác giả báo cáo của CNAS viết. “Biển Đông có vai trò như yết hầu của Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”. Báo cáo nhấn mạnh, các lợi ích của Mỹ trong khu vực "đang ngày càng bị đe dọa" do "sự trỗi dậy kinh tế và quân sự của Trung Quốc".
Thực hiện bất kỳ hành động nào để bảo vệ các lợi ích ấy sẽ rung lên hồi chuông báo động tại Trung Quốc. Tháng trước, sau khi Mỹ điều động quân tới Philippines tham gia tập trận chung - gần như trùng khớp với vụ đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi Scarborough - Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ can thiệp vào các vấn đề khu vực.
Từ đó, Mỹ tỏ ra thận trọng và khẳng định không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp.
Vấn đề phức tạp hơn nữa là khó khăn trong việc phân định sức nặng và giá trị của các tuyên bố chủ quyền.
Trong khi các nỗ lực ngoại giao bế tắc, thì ngư dân, các tàu dân sự mỗi bên sẽ tự xử lý vấn đề theo cách của họ.“Giờ đây, chúng ta đang đối mặt với nguy cơ xảy ra đụng độ hoặc xung đột gia tăng do thiếu chỉ dẫn rõ ràng về cách hành xử", Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Australia nói. “Biển Đông giống như cái bồn tắm, nếu bạn đưa thêm nhiều tàu vào trong đó, sẽ có đụng độ".
Vậy Mỹ nên hành xử thế nào? Theo ông Thayer thì: “Mỹ nên tiếp tục ủng hộ Philippines. Đó là nước yếu hơn, và vì nếu Trung Quốc đụng độ với Philippines sẽ ảnh hưởng tới tuyên bố chủ quyền của các nước khác".
Một số chuyên gia khác lại cho rằng, tập trung chính của Mỹ là nên đảm bảo tự do cho các lộ trình thương mại toàn cầu, trong khi tránh xa những phức tạp của tranh chấp chủ quyền giữa các nước, bởi điều cuối cùng Mỹ quan tâm là có được sự ổn định khu vực và không cho phép xung đột leo thang hơn nữa.
Thái An (theo Global Post)