“Chúng tôi sẽ triển khai không chỉ vũ khí hạt nhân, mà còn cả những loại siêu vũ khí hạt nhân mới nhất để bảo vệ lãnh thổ của mình nếu cần thiết, trong trường hợp đối thủ của chúng tôi có những nước đi liều lĩnh và thiếu suy nghĩ”, Tổng thống Lukashenko phát biểu trước báo giới hôm 17/2 tại thao trường huấn luyện Osipovichi, nơi Nga và Belarus đang tập trận chung.

Theo báo Telegraph, phát biểu trên được đưa ra trước thềm cuộc gặp của nhà lãnh đạo Belarus với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Moscow hôm 18/2 tới. Hai bên dự kiến sẽ thảo luận bước đi kế tiếp trong quá trình hội nhập Nga - Belarus, cũng như vấn đề liên quan tới số phận của 2 khu vực ly khai ở vùng Donbass phía đông Ukraina. 

{keywords}
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: New Europe

Dù vậy, ông Lukashenko cũng cho biết nếu không có các mối đe dọa đối với Belarus từ những quốc gia không thân thiện, thì vũ khí hạt nhân sẽ không cần thiết phải được đặt ở nước này "trong hàng trăm năm".

Belarus là quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân, song dự kiến sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào cuối tháng này về việc thay đổi hiến pháp, nhằm cho phép nước ngoài triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ. Đây từng là lời hứa được Tổng thống Lukashenko tuyên bố trên truyền hình Nga cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc Nga đưa vũ khí vào lãnh thổ Belarus là khó xảy ra, do Moscow vẫn bị ràng buộc bởi những quy định cấm chuyển giao vũ khí hạt nhân cho bất kỳ quốc gia nào khác ở những hiệp ước quốc tế mà nước này tham gia. Bản thân Tổng thống Putin cũng khẳng định ông không có ý định làm như vậy.

Bên cạnh ý định triển khai vũ khí hạt nhân, Tổng thống Lukashenko còn mong muốn một trung tâm đào tạo hệ thống tên lửa Iskander sẽ được thành lập ở Belarus. Nhà lãnh đạo 67 tuổi cho biết, 3 trung tâm huấn luyện quân sự đã được lập ra với sự hợp tác của Nga. Ngoài ra, phía Belarus cũng quan tâm đến việc đào tạo thủy thủ ở Kaliningrad hoặc Murmansk, và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Nga và Belarus gần đây đã tổ chức tập trận chung trong lãnh thổ Belarus, trong bối cảnh Moscow bị phương Tây cáo buộc có kế hoạch hành động quân sự đối với Ukraina. Nga nhiều lần bác bỏ những cáo buộc này, trong khi Belarus tuyên bố toàn bộ binh sĩ và khí tài quân sự của Nga sẽ rời đi sau khi các cuộc tập trận kết thúc vào ngày 20/2 tới.

>>> Cập nhật tình hình căng thẳng tại Ukraine trên VietNamNet

Việt Anh

Anh tiết lộ 'bản đồ tấn công Ukraina' của Nga

Anh tiết lộ 'bản đồ tấn công Ukraina' của Nga

Bộ Quốc phòng Anh đã công bố một bản đồ với nhiều mũi tên đỏ chạy ngang dọc khắp Ukraina để minh họa cho một cuộc tấn công mà nước này cáo buộc Nga có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào.

Ảnh vệ tinh quân Nga vẫn hoạt động gần Ukraina

Ảnh vệ tinh quân Nga vẫn hoạt động gần Ukraina

Hình ảnh vệ tinh của hãng Maxar Technologies cho thấy Nga đã rút một số trang thiết bị quân sự được triển khai gần Ukraina, nhưng vẫn giữ lại một loạt đơn vị ở cùng khu vực.