Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, thực hiện hiệu quả việc triển khai ứng dụng công nghệ số vào quản lý giáo dục và hoạt động dạy và học; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phát triển nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất người học, chuyển biến mạnh mẽ hiệu quả GDĐT theo xu thế hội nhập quốc tế phục vụ đắc lực mục tiêu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, hiện đại.
Bình Dương - đô thị có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu. |
Cụ thể, giai đoạn 2021-2025 phấn đấu ít nhất 90% giáo viên, viên chức quản lý cấp mầm non đạt trình độ chuyên môn đào tạo từ chuẩn trở lên; đảm bảo 100% đơn vị cấp xã có trường mầm non, đến năm 2025 toàn tỉnh có 98/119 trường mầm non hệ công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ trên 82%.
Cấp Tiểu học, có 100% đơn vị cấp xã đủ chỗ cho tất cả học sinh trong độ tuổi 6-10 tuổi; triển khai ứng dụng công nghệ số vào công tác quản lý giáo dục và hoạt động dạy học, phấn đấu có 45% trường tiểu học hệ công lập được trang bị thiết bị dạy và học tiên tiến, hiện đại cho phòng học dùng chung; 100% trường tiểu học có phòng dạy học trực tuyến; phấn đấu năm 2025 tỉnh Bình Dương có 121/151 trường tiểu học hệ công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt 80,13%.
Đối với cấp THCS, phấn đấu 100% trường THCS có phòng học STEM, trên 97% trường THCS được trang thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại cho phòng học dùng chung.
Tăng cường huy động các nguồn lực từ xã hội đầu tư phát triển giáo dục THPT, đến năm 2025 có 100% thành phố, thị xã có trường THPT chất lượng cao. Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm mô hình trường THPT thông minh.
Dự kiến giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo ngành GDDT đầu tư 174 công trình trường học, ước tổng kinh phí 17.858 tỷ đồng; căn cứ tình hình tuyển viên chức qua các năm qua, ngành GDĐT dự báo mỗi năm toàn tỉnh cần tuyển dụng khoảng 1.800 – 2.000 giáo viên…
Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Thao đánh giá, Đề án mang ý nghĩa quan trọng, nhiều vấn đề có tính tác động rất lớn đến sự phát triển của giáo dục và nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai. Có 02 nội dung trọng tâm của Đề án là nâng cao nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Do đó cần làm rõ những nội dung về sự cần thiết của Đề án, nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, tính dự báo, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực thời gian tới. Bổ sung mục tiêu hướng tới nguồn nhân lực từng giai đoạn cụ thể; đánh giá rõ hơn về thực trạng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để có giải pháp cụ thể. Trước mắt đảm bảo được nguồn nhân lực phục vụ công tác dạy và học; ngoài chính sách thu hút, vấ
Cửu Long