Đồng thời, tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết 88 về đổi mới sách giáo khoa theo lộ trình, thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: VGP |
Để thực hiện nhiệm vụ trên, trước hết phải giải quyết căn bản tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non.
“Chúng tôi cũng đề nghị các địa phương rà soát, xây dựng đề án phát triển giáo viên trong 5 năm tới để chủ động nguồn nhân lực sư phạm. Theo đó, rà soát, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn đảm bảo hiệu quả. Bộ GD&ĐT sẵn sàng chủ động cùng các địa phương thực hiện có hiệu quả đề án này”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, rà soát sắp xếp trường lớp tinh gọn nhưng phải đảm bảo chất lượng giáo dục, tránh tình trạng có học sinh nhưng không có giáo viên.
Cũng theo Bộ trưởng Nhạ, trong báo cáo văn kiện đại hội Đảng vừa rồi, nhiều địa phương có đưa ra các chỉ số về kinh tế-xã hội nhưng chưa rõ giải pháp nhân lực thực hiện. Vì thế, các địa phương cần quan tâm hơn vấn đề nguồn nhân lực. Bộ GD&ĐT sẽ cùng với các địa phương tính toán nhu cầu, trình độ nhân lực của địa phương để xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực địa phương trong 5 năm tới. Theo đó, rà soát sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo tại địa phương một cách hợp lý, tiến tới sắp xếp mạng lưới cơ sở đào tạo trên toàn quốc.
Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ TT&TT và các Bộ, ngành khác cùng các địa phương đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, kết thúc năm học 2019-2020, toàn quốc có 364.776 giáo viên mầm non (tăng 2.604), bình quân toàn quốc đạt 1,82 giáo viên/lớp (tăng 0,02 giáo viên/lớp), tỷ lệ giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên theo Luật giáo dục 2019 đạt 73,7%. Tuy nhiên, cũng theo thống kê, các cơ sở giáo dục mầm non công lập còn thiếu 45.242 giáo viên. Đây là số lượng còn thiếu năm học 2019-2020 sau khi đã được bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non. Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non nhìn nhận tình trạng thiếu giáo viên tại nhiều địa phương chậm được khắc phục. Do thiếu giáo viên, nhiều trường mầm non không tuyển sinh trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi đến trường, phòng học không sử dụng, trong khi trẻ phải đến học tại các nhóm, lớp độc lập tư thục thiếu cơ sở vật chất hoặc được chăm sóc tại gia đình. Điều này gây lãng phí cơ sở vật chất, giảm tỷ lệ huy động trẻ ở các địa phương. |
Thanh Hùng
Những 'điểm sáng' của ngành giáo dục năm 2020
Năm 2020, ngành Giáo dục - Đào tạo đã đạt được nhiều kết quả nổi bật dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.