- Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nói nên giao về một đầu mối quản lý nợ công vì khi xảy ra vấn đề gì rất khó quy trách nhiệm, nhất là trách nhiệm các bộ, ngành.

Nợ DNNN tự vay - tự trả có phải là nợ công?

Tại phiên thảo luận về dự luật Quản lý nợ công (sửa đổi) hôm nay, tranh luận về chuyện nên thống nhất một đầu mối quản lý nợ công hay vẫn để nguyên 3 đầu mối "quản" là Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Bộ KH-ĐT, uỷ viên thường trực UB Tài chính ngân sách Hoàng Quang Hàm đề nghị nên thống nhất chỉ 1 cơ quan được quản lý nợ công.

{keywords}
ĐB Hoàng Quang Hàm

Theo ông, không thể chối cãi là 1 đầu mối sẽ tốt hơn, thuận lợi hơn 3 đầu mối: gắn trách nhiệm vay, trả nợ, cân đối nguồn, phân bổ, tránh lãng phí thất thoát; giảm biên chế, tăng tính chuyên nghiệp; tăng niềm tin, giảm phiền hà cho người vay...

Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân Hoàng Văn Cường cũng cho rằng, giao 3 đầu mối quản lý nợ công như hiện nay không gắn trách nhiệm đi vay, trả nợ.

"Như thế không chỉ nguy hại với khả năng trả nợ mà cả tiến độ, dẫn đến dồn trách nhiệm trả nợ nặng vào một thời điểm như giai đoạn hiện nay", ông Cường nói.

ĐB Hoàng Quang Hàm cũng cho rằng, luật này phải giải quyết gốc rễ 3 vấn đề: phạm vi nợ công; đầu mối quản lý nợ công; nhận diện được rủi ro nợ công và công cụ xử lý, đảm bảo đảm bảo dự phòng cho các rủi ro tiềm ẩn.

Ông Hàm bày tỏ không thống nhất việc luật quy định không giám sát các khoản vay nợ không tính vào nợ công, vì khi rủi ro xảy ra thì Nhà nước vẫn bị ảnh hưởng.

“Khi các đơn vị sự nghiệp công lập không trả được nợ tự vay - tự trả thì Nhà nước phải gánh thay để không ảnh hưởng đến các nhiệm vụ đã giao cho các đơn vị này. Thực tế các đơn vị này cũng không thể phá sản. Còn DNNN có thể phá sản, nhưng uy tín quốc gia sẽ bị ảnh hưởng, khiến chi phí vốn vay cao, nợ của các DN này thành nợ xấu của ngân hàng...

Nợ nước ngoài của DNNN được tính vào nợ nước ngoài của quốc gia, nên cần phải có quy định trong luật để giám sát và Nhà nước phải có giải pháp mang tính chính sách để quản trị rủi ro này” - ĐB nhấn mạnh.

Theo ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Bắc Ninh), cần xem xét tính toán kỹ thêm với các khoản nợ nhà nước không bảo lãnh với DNNN hoặc DNNN giữ cổ phần chi phối.

{keywords}

ĐB Nguyễn Ngọc Bảo

“Các DN đó song song tồn tại khoản vay có bảo lãnh và vay không có bảo lãnh, nếu DN không có khả năng trả thì trách nhiệm của Nhà nước đến đâu?” - ĐB đặt câu hỏi.

Ông cũng nêu thực tế là Nhà nước vẫn có các “hỗ trợ mềm” cho DNNN, như bổ sung vốn, khoanh, giãn, xóa nợ....

Thực tế, chưa DNNN nào phá sản, mà luôn được ưu ái sử dụng phương pháp “mềm” xử lý khi thua lỗ... đều góp phần vào tăng chi tiêu ngân sách, ảnh hưởng đến nợ công. Ví dụ trường hợp Vinashin, Chính phủ đã bỏ tiền bù đắp; chuyển nợ sang Vinalines, PVN; cấp thêm để tăng vốn hay nợ của DN này trở thành nợ xấu của các ngân hàng thương mại...

Bất cập mà không sửa là quá dở

Theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, hiện đang tồn tại bất cập trong quản lý nợ công khi cả ba bộ cùng "quản" vấn đề này.

{keywords}

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Hoàng Anh

Tại Ngân hàng Thế giới (WB) có 185 thành viên, trong đó có 118 nước Bộ trưởng Tài chính nắm vai trò thống đốc; 6 nước Thống đốc Ngân hàng Trung ương nắm vai trò này, trong đó có Việt Nam và Lào; 61 nước do Bộ trưởng Ngoại giao, thương mại và các bộ khác...

“Đang hội nhập chúng ta phải tính toán, một mình một kiểu trong quản lý nợ thì chúng tôi e là cũng đến lúc phải thay đổi”, Bộ trưởng nói.

Ông cũng nêu bất cập khiến Việt Nam "mất quyền lợi" khi đàm phán vay ODA (hiện do Bộ KH-ĐT quản lý), đó là khi ký hiệp định khung cơ quan đàm phán lại đưa cả vào các điều kiện vay (thời hạn, lãi suất, ưu đãi thuế...). Sau đó Bộ Tài chính mới đi thương thảo hiệp định chính thức, rất khó khăn.

"Chúng tôi không thể nào thương thảo khác được", ông nói.

Bộ trưởng bày tỏ lo lắng, do có nhiều cơ chế quản lý khác nhau, từ đầu vào, đi vay đến đầu ra, nên khi xảy ra vấn đề gì rất khó quy trách nhiệm, nhất là trách nhiệm các Bộ, ngành. Do đó, ông cho rằng nhất thiết nên giao về một đầu mối quản lý nợ công.

"Chúng tôi không nói là giao Bộ Tài chính, về đâu cũng được, có thể là Bộ KH-ĐT, NHNN, thậm chí Văn phòng Chính phủ cũng được, nhưng kinh nghiệm tổng kết các nước phần lớn là giao Bộ Tài chính.

Có thể chúng ta không làm được ngay, cần có lộ trình để không ảnh hưởng, tác động lớn đến quản lý nợ công. Nhưng nếu làm được ngay cũng là tốt. Thấy bất cập mà không sửa là quá dở”, Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh.

Bộ trưởng Tài chính nói về quản lý rủi ro đối với nợ công

Bộ trưởng Tài chính nói về quản lý rủi ro đối với nợ công

Theo Bộ trưởng Tài chính, cần quy định các nội dung cụ thể hướng dẫn quản lý và xử lý rủi ro đối với nợ công.

Bộ Chính trị chỉ đạo cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công

Bộ Chính trị chỉ đạo cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Khó làm sân bay Long Thành bằng ngân sách do trần nợ công

Khó làm sân bay Long Thành bằng ngân sách do trần nợ công

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết, với trần nợ công hiện nay, để đầu tư Long Thành bằng vốn nhà nước là hết sức khó khăn.

Hương Quỳnh