– Sáng 30/5 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo “Tăng cường thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh, đề án 1816 nhằm góp phần giảm quá tải bệnh viện”. Ngay ở phần mở đầu, người chủ trì là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã “hâm nóng” hội thảo bằng câu hỏi: “Quá tải là tại người dân hay tại ngành y tế?”.
>>
Quá tải vì cố giữ bệnh nhân để tăng thu!
>>
Rối quanh chuyện quá tải ở viện tuyến trên
>>
Nhiều sản phụ tử vong: Bộ Y tế lên tiếng
>>
Báo cáo Phó Thủ tướng các ca sản phụ tử vong
>>
Sản phụ chết, gia đình đuối lý trước bệnh viện
>>
Sản phụ tử vong liên tiếp, bà bầu lo lắng
Câu hỏi này đã được Bộ trưởng giải đáp trong lúc trao đổi với báo chí bên lề hội thảo. Bà Tiến cho rằng quá tải bệnh viện đến từ cả người dân lẫn ngành y tế.
Tình cảnh quá tải trầm trọng ở các bệnh viện đã vượt quá mức chịu đựng của người bệnh (Ảnh chụp tại BV Nhi TW. Ảnh: Cẩm Quyên) |
“Thu nhập của người dân tăng lên, giao thông dễ dàng hơn và người dân có lòng tin ở các bệnh viện tuyến trên nên muốn lên tuyến trên khám bệnh. Còn về phía ngành y tế, do có sự không đồng đều về năng lực cán bộ giữa các tuyến nên Bộ Y tế đã tăng cường năng lực y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện bằng cách chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực và sắp tới là điều chỉnh nghĩa vụ xã hội của cán bộ y tế bằng cách mỗi cán bộ y tế phải có một thời gian làm việc ở tuyến dưới”, bà Tiến cho biết.
“Khi bệnh viện đông quá thì chất
lượng tất yếu sẽ kém, tai biến sẽ nhiều, nhiễm trùng gia tăng” Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến |
Theo đánh giá của bà Tiến, Bộ Y tế có nhiều giải pháp giảm tải, và một trong những giải pháp đó là nâng cao năng lực khám chữa bệnh, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và con người cho tuyến dưới, tập trung trước mắt vào các chuyên khoa như nội, ngoại, ung thư, sản, nhi để người dân yên tâm chữa bệnh ở tuyến dưới để tránh quá tải.
Đây là một trong những bước đi của Bộ Y tế nhằm nâng cao năng lực của cả hệ thống y tế, đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng khẳng định trong thời gian tới sẽ điều chỉnh một số điểm bất cập trong luật BHYT (như việc đồng chi trả 30% ngay cả khi không có giấy chuyển viện) và điều chỉnh để giá dịch vụ y tế ở các tuyến có thể khác nhau để giảm bớt những điều trị không cần thiết ở tuyến trên.
“Chủ trương, chính sách đúng
nhưng hiệu quả còn tùy thuộc nhiều vào những người thực hiện. Theo
tôi, để tình trạng quá tải xảy ra trầm trọng là giám đốc bệnh viện
đó cũng phải chịu trách nhiệm một phần”. Ông Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) |
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện hữu nghị Việt - Đức (Hà Nội) cho biết người dân cũng chịu trách nhiệm một phần trong vấn đề quá tải bệnh viện, bởi có khi hắt hơi sổ mũi họ cũng lên tuyến trên.
Tuy nhiên, ông Quyết cũng khẳng định rằng nói một cách công bằng thì hiện nay, đầu tư cho y tế dù đã gia tăng qua các năm nhưng do ngân sách hạn hẹp nên chưa thể tương xứng với nhu cầu ngày càng cao của người dân.
“Do đó, Nhà nước cần đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn để huy động các nguồn lực khác trong xã hội. Ví dụ chính sách xã hội hóa (với điều kiện phải làm đúng hướng) đã giúp giải quyết nhiều vấn đề về nguồn lực cho các bệnh viện”, ông Quyết đưa giải pháp.
Chính sách luân phiên cán bộ: Bộc lộ nhiều hạn chế
Được xác định là giải pháp có tính tình thế song việc luân phiên cán bộ (theo đề án 1816) kết hợp với đề án triển khai bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện tuyến trên đã giúp tình trạng quá tải phần nào được cải thiện.
Tuy nhiên, tại hội thảo này, nhiều bất cập của chính sách luân phiên cán bộ, triển khai bệnh viện vệ tinh đã được chỉ ra sau thời gian dài thực hiện.
Bác sỹ của bệnh viện Bạch Mai luân phiên hỗ trợ chuyên môn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái theo đề án 1816 của Bộ Y tế (Ảnh: suckhoedoisong) |
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, một trong những điểm hạn chế là thời gian luân phiên 3 tháng/cán bộ/lần luân phiên chưa phù hợp với nhu cầu chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới vì có kỹ thuật cần thời gian chuyển giao trên 3 tháng nhưng có kỹ thuật lại dưới 3 tháng, dẫn tới tình trạng đối phó trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, do khảo sát nhu cầu không kỹ nên có hiện tượng cử cán bộ đi luân phiên không phù hợp, gây lãng phí.
Đó là chưa kể đến định mức cử cán bộ đi luân phiên hiện đang gây khó khăn cho các bệnh viện bởi ngay cả khi đầy đủ nhân lực thì các bệnh viện này vốn vẫn quá tải, nay lại thiếu người thì tình trạng này thêm trầm trọng.
Điểm nóng nhất là trang thiết bị thiếu thốn và trình độ hạn chế của bác sỹ tuyến dưới khiến đề án này không phát huy hiệu quả như mong muốn.
Trước thực trạng này, ông Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Việt Đức đề xuất nên gộp đề án bệnh viện vệ tinh với đề án luân phiên cán bộ (1816) làm một để phát huy hiệu quả, góp phần làm giảm quá tải bệnh viện.
Theo ông Quyết, do có chung mục đích là chuyển giao công nghệ, kỹ thuật để giảm tải cho tuyến trên nên nếu gộp 2 đề án lại, nguồn kinh phí không còn phân tán mà sẽ được tập trung để mua sắm trang thiết bị cho các bệnh viện, tạo điều kiện để chuyển giao kỹ thuật thành công.
Bởi, có con người mà không có máy móc thì tình trạng “ngồi chơi xơi nước” sẽ còn tiếp diễn.
Về nguồn kinh phí, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết sẽ huy động từ nhiều nguồn (ngân sách, ODA, …) để mua sắm trang thiết bị, máy móc cho các bệnh viện tuyến dưới để khi có bác sỹ tuyến trên về, họ có đầy đủ điều kiện để thực hiện công việc.
Ngoài ra, theo ông Khuê, trong thời gian tới sẽ có một số điều chỉnh để phù hợp với thực tế. Theo đó, thay vì chuyển giao dàn trải sẽ tập trung vào một số chuyên khoa sâu như ung thư, sản, nhi, tim mạch, …
Thay vì quy định 3 tháng/lần/cán bộ thì nay hình thức chuyển giao sẽ chuyển sang chuyển giao trọn gói kỹ thuật (chuyển giao theo kíp, có thể mất 1, 2, 3 hoặc 6 tháng tùy kỹ thuật). Mục đích của việc này là chuyển giao kỹ thuật dứt điểm, sau đó khống chế việc chuyển viện tại các bệnh viện này.
Nhiều tai biến chắc chắn do trình độ kém Cũng tại Hội
thảo này, ông Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Việt Đức khẳng
định đã tìm hiểu rất kỹ và cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến các
tai biến nhiều (như các tai biến sản khoa dồn dập trong thời gian
qua) là do chất lượng bác sỹ không tốt.
|
Cẩm Quyên