- Để kiểm soát tác hại của rượu bia, Bộ Y tế đề xuất chỉ bán rượu bia trong 2 khung giờ từ 11-14h và từ 17-22h.

Trong dự thảo lần 2 luật Phòng chống tác hại của rượu bia vừa được công bố, Bộ Y tế đưa ra 3 phương án điều chỉnh khung giờ cấm bán rượu bia. Trong dự thảo lần 1, Bộ đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h gây ra nhiều tranh cãi về tính khả thi.

Phương án 1: Chỉ được bán rượu bia trong khoảng thời gian từ 11-14h và 17-22h hàng ngày, trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch.

Phương án 2: Chỉ được bán rượu, bia trong khoảng thời gian từ 6-22h.

Phương án 3: Thời gian không được bán rượu, bia thực hiện theo lộ trình quy định của Chính phủ trong trường hợp cần thiết căn cứ yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống tác hại rượu bia. 

{keywords}
Bộ Y tế đề xuất thêm phương án bán rượu bia cố định vào 2 khung giờ


Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, đến nay, Bộ Y tế chưa lựa chọn phương án nào, kết quả cuối cùng sẽ theo phương án số đông lựa chọn.

Theo ông, quy định bán rượu bia theo giờ đã được Thái Lan áp dụng rất tốt, cấm bán rượu bia ngoài giờ ăn.

Tài xế ô tô, xe máy không được uống rượu bia có cồn

Theo thống kê, rượu bia là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỉ lệ tai nạn giao thông ở nam giới.

Để đảm bảo toàn giao thông, dự thảo đề xuất mọi người điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, lái máy bay, tàu hoả và các phương tiện đường thuỷ không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông.

Với các phương tiện mô tô, xe máy phổ biến còn lại, Bộ đề xuất 2 phương án:

Phương án 1: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không được có nồng độ cồn trong máu vượt quá 30mg/100ml máu hoặc 0,15mg/lít khí thở khi tham gia giao thông.

Quy định hiện hành là nồng nộ cồn trong máu không vượt quá 50 đến 80 miligam/100 ml máu hoặc 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phương án 2: Người điều khiển mô tô, xe gắn máy không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông.

Theo các chuyên gia y tế, sở dĩ xử phạt khi người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu bắt đầu từ 50 mg/100 ml do đây là mức nồng độ cồn trong máu bắt đầu gây nhiễm độc hệ thần kinh, tức là gây ra tình trạng chếnh choáng, loạng choạng, say…

Theo thống kê, hiện có gần 20 quốc gia cấm người điểu khiển phương tiện giao thông uống rượu bia và khoảng 20 nước quy định nồng nộ cồn trong máu không được vượt quá 20 miligam/100 ml.

Thông thường, chỉ cần uống 65ml rượu 40 độ, tương đương 1 chén rượu trung bình hoặc nửa lít bia, sau 30 phút, nồng độ cồn trong máu có thể đạt tới 50 miligam/100ml máu.

Dự kiến, dự án luật Phòng chống tác hại của rượu bia sẽ được trình QH vào tháng 10 tới, với 6 chương, 22 điều.

Vụ ô tô kéo lê người trên phố: Bắt khẩn cấp lái xe

Vụ ô tô kéo lê người trên phố: Bắt khẩn cấp lái xe

Công an quận Đống Đa, Hà Nội bắt khẩn cấp Vũ Hoàng Dương, lái ô tô bán tải đâm và kéo lê người đi xe máy ở ngã 6 Ô Chợ Dừa.

Góc quay khác vụ ô tô kéo lê xe máy xẹt lửa ở ngã 6 Ô Chợ Dừa

Góc quay khác vụ ô tô kéo lê xe máy xẹt lửa ở ngã 6 Ô Chợ Dừa

Góc nhìn mới cho thấy rõ lái xe ô tô bán tải đánh lái và cán vào người đi xe máy, rồi kéo lê cả người và xe máy bị đâm tóe lửa trên đường.

Ai kiểm tra, xử lý việc bán rượu, bia sau 22h?

Ai kiểm tra, xử lý việc bán rượu, bia sau 22h?

"TNGT thì CSGT phải xử lý; hậu quả hình sự xảy ra xuất phát từ rượu bia thì cảnh sát hình sự xử lý, nhưng ai là người kiểm tra, xử lý việc bán rượu, bia sau 22 giờ thì cần phải rõ ràng".

Cảnh chỉ có ở quán nhậu sau 22h

Cảnh chỉ có ở quán nhậu sau 22h

Sau 22h đêm, nhiều quán nhậu bình dân ở Hà Nội vẫn tấp nập khách.

Mỗi năm gần 5.000 người chết TNGT liên quan rượu bia

Mỗi năm gần 5.000 người chết TNGT liên quan rượu bia

Mỗi năm Việt Nam có 12.000 người chết vì tai nạn giao thông (TNGT), trong đó 4.800 trường hợp có liên quan đến rượu bia. Văn hóa nhậu nhẹt đã gây ra hậu quả khôn lường.

Thúy Hạnh