1. Ở Hà Nội có những bệnh viện nào trên 100 năm tuổi?

  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện K
  • Bệnh viện Xanh Pôn
  • Cả bốn bệnh viện trên
Chính xác

Năm 1902, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ngày nay được thành lập cùng với sự ra đời của Trường Y khoa Đông Dương, tiền thân của Trường Đại học Y Hà Nội. Năm 1904, Bệnh viện chuyển về vị trí hiện tại với tên gọi Nhà thương bảo hộ. Từ năm 1991 tới nay, Bệnh viện mang tên gọi Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. 

Năm 1911, Bệnh viện Xanh Pôn hiện tại là một cơ sở điều trị nhỏ với 50 giường bệnh. Năm 1930, nơi đây trở thành Bệnh viện Ngoại khoa Saint Paul. Năm 1970, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bệnh viện Ngoại Khoa Saint Paul, Bệnh viện Nhi khoa Hà Nội, Bệnh viện khu phố Ba Đình và Phòng khám Phụ khoa Hà Nội. 

Năm 1911, Bệnh viện Bạch Mai được thành lập, ban đầu là Nhà thương Cống Vọng chuyên điều trị bệnh nhân truyền nhiễm. Năm 1935, Bệnh viện mang tên René Robin và năm 1945, đổi tên Bệnh viện Bạch Mai. 

Năm 1923, Viện Curie Đông Dương ra đời tại Hà Nội, là tiền thân của Bệnh viện K. Nơi đây hiện là bệnh viện hạng 1 tuyến trung ương, cơ sở chuyên khoa đầu ngành trong điều trị ung thư của cả nước.

2. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từng mang tên bác sĩ nào?

  • Alexandre Yersin
  • Louis Pasteur
  • Jules Hoffmann
Chính xác

Từ năm 1943 tới 1954, Bệnh viện Việt Đức ngày nay từng mang tên Bệnh viện Yersin. Sau đó, bệnh viện lần lượt mang các tên Bệnh viện Phủ Doãn (1954), Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cộng hòa Dân chủ Đức (1958-1990) và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm 1991 đến nay.

Alexandre Yersin (1863-1943) là bác sĩ và nhà vi khuẩn học người Pháp gốc Thụy Sĩ. Năm 1890, ông tới Nha Trang để làm việc, có nhiều nghiên cứu đột phá, đảm nhiệm các cương vị quan trọng trong hệ thống đào tạo, điều trị y tế tại Việt Nam. Ông là người đồng phát hiện ra loại trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo tên ông: Yersinia pestis. Ông cùng với một số đồng nghiệp điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên.

Tại Hà Nội, tên phiên âm Yec Xanh của ông được đặt cho một phố nằm ở quận Hai Bà Trưng. Ngoài ra, ở các thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt cũng có đường mang tên Yersin.

3. Bệnh viện K hiện có mấy cơ sở?

  • 1
  • 2
  • 3
Chính xác

Bệnh viện K gồm 3 cơ sở với quy mô khoảng 2.400 giường.

Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ và số 9A-9B Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội).

Cơ sở 3: 30 Cầu Bươu (Thanh Trì, Hà Nội).

Sau một thế kỷ, bệnh viện hiện có 1.800 cán bộ công tác tại 81 viện, trung tâm, khoa, phòng, rất nhiều trong số đó là giáo sư, tiến sĩ.

4. Trong khuôn viên Bệnh viện Xanh Pôn có điều gì đặc biệt?

  • Tượng thánh Paul
  • Phòng trưng bày tranh
  • Vườn tượng nghệ thuật
Chính xác

Ban đầu, các nữ tu sĩ dòng Saint Paul de Chartres đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trong khuôn viên Tu viện Dames de Saint Paul de Chartres. Trên cơ sở của tu viện, người Pháp xây dựng Bệnh viện Saint Paul (Xanh Pôn). Tượng thánh Paul được bố trí sắp đặt trong khuôn viên. 

Bệnh viện tọa lạc tại số 12 Chu Văn An, Quận Ba Đình, Hà Nội nhưng cũng có cổng ở các mặt đường Nguyễn Thái Học, Trần Phú. Đến nay, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã trở thành bệnh viện hạng 1 của thành phố Hà Nội với hơn 600 giường bệnh, 1.000 cán bộ nhân viên thuộc nhiều chuyên khoa đầu ngành như nhi khoa, ngoại khoa, phẫu thuật tạo hình, gây mê hồi sức. 

5. Bệnh viện Bạch Mai bị máy bay địch ném bom vào năm nào?

  • Năm 1945
  • Năm 1949
  • Năm 1972
Chính xác

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954), các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai hoạt động chuyên môn tronq điều kiện khó khăn về mọi mặt. Trong giai đoạn 1954 - 1964, Bệnh viện cải tạo cơ sở vật chất sau chiến tranh tàn phá, tăng số lượng cán bộ và mở rộng quy mô. 

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiều cán bộ Bệnh viện đã tình nguyện vào Nam chiến đấu. Năm 1972, bốn lần máy bay B52 Mỹ ném bom hủy diệt Bệnh viện, 28 cán bộ y tế đã anh dũng hy sinh trong khi đang cứu chữa bệnh nhân.