Hiện còn quá sớm để nói kiểu chính phủ nào đang hình thành ở Libya vì vẫn chưa hề có quyết định bổ nhiệm nội các. Libya sẽ cần đến các lãnh đạo tài năng, trong đó có những người được đào tạo bài bản ở Mỹ.

TIN BÀI KHÁC:

 
  Làm gì với các "cựu chiến binh" là bài toán khó của chính phủ mới ở Libya.

Trong bài phát biểu hôm 24/10, Chủ tịch Hội đồng Chuyển tiếp dân tộc Libya kêu gọi lòng khoan dung và khẳng định luật mới của Libya sẽ dựa trên luật Hồi giáo Sharia. Sau đó, vị chủ tịch này nói thêm rằng Libya sẽ là một nước Hồi giáo ôn hòa. 

Hiện các nhà lãnh đạo mới của Libya đang nóng lòng muốn gạt bỏ những năm tháng của Gaddafi lại đằng sau, và giờ đây, một trong những vấn đề lớn nhất họ đối mặt là phải làm gì với tất cả các "cựu chiến binh" đã tham gia lật đổ chế độ cũ.

Thứ trưởng Nội vụ Libya đã có một thông điệp thẳng thắn dành cho các chiến binh sắp "giải nghệ": Chiến tranh đã qua rồi. Đã đến lúc giao nộp vũ khí và tiến lên. 

Để giúp đỡ họ, chính phủ mới cam kết sẽ cung cấp việc làm, nhà cửa và thậm chí miễn phí học đại học. 

Rất nhiều người tình nguyện chiến đấu chống Gaddafi là dân thường chưa biết dùng súng trước khi chiến sự nổ ra.

Đề nghị nói trên có vẻ được hoan nghênh nhiệt liệt, nhưng ở ngoại ô Tripoli, "cựu" chiến binh Khaled nói rằng anh muốn một thứ khác: một bác sĩ tâm lý để "giúp tôi sống tiếp với những hành động tàn bạo mà tôi đã chứng kiến".

Khaled từng được đào tạo làm kỹ sư dầu lửa. Anh và hàng nghìn thanh niên trẻ đã tham gia các lực lượng chống Gaddafi cách đây 6 tháng, hoàn toàn không được chuẩn bị trước, và nhận thấy mình đang thực hiện một cuộc chiến khốc liệt vì tương lai nước nhà. Khaled thậm chí không biết cách sử dụng súng trước khi chiến sự bắt đầu.

Mạo hiểm mạng sống của mình vì một Libya tự do, Khaled nói anh sẽ không trao nộp vũ khí cho đến khi tin rằng chính phủ mới là một chính phủ dân chủ và ổn định. 

Nếu và khi nào thời điểm đó đến, anh có thể trao không chỉ vũ khí. Nhiều đồng đội của anh - những người tự xưng là lính đặc nhiệm - không muốn trở lại với cuộc sống thường dân. 

Trong số những người mới tình nguyện tham gia cuộc chiến chống Gaddafi, nhiều người giờ đây tự hào là các cựu chiến binh ở một đất nước mới toanh. 

Ngày 25/10, nhà lãnh đạo bị bắn chết Muammar Gaddafi được chôn cất tại một địa điểm bí mật trên sa mạc. Trong khi đó, tư lệnh quân sự Tripoli khẳng định rằng, Saif al-Islam, người con nổi tiếng của Gaddafi và một thời được cho là sẽ kế nhiệm cha, vẫn còn sống và được tin là đang ẩn náu tại khu vực sa mạc phía nam gần biên giới Niger.

Thanh Hảo (Theo CBS News)