Đây được coi là đề xuất tiên phong của ASOSAI trong cộng đồng Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI), góp phần thực hiện thành công Tuyên bố Hà Nội và cũng là dấu ấn quan trọng của ASOSAI trong nhiệm kỳ 2018-2021, cho thấy sự sẵn sàng, chủ động đối với những vấn đề mang tính thời sự toàn cầu.

{keywords}
Ảnh minh họa

Trong giai đoạn 2020-2022, ASOSAI đã triển khai thực hiện Chương trình kiểm toán hợp tác về SDGs với chủ đề: “Hệ thống y tế quốc gia bền vững và nhanh chóng phục hồi” theo mô hình toàn diện và khép kín về phát triển bền vững của INTOSAI với sự tham gia của 26 quốc gia châu Á và 3 quốc gia khu vực Thái Bình Dương.

Đây là chương trình hợp tác thử nghiệm ở quy mô lớn, hướng tới mục tiêu và thành tựu là sự tiếp cận công bằng hơn với các hệ thống y tế quốc gia và ưu tiên cho các đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, người khuyết tật, người nghèo...

Kết quả cuộc kiểm toán hợp tác được kỳ vọng sẽ đóng góp vào sự bền vững của hệ thống y tế công cộng quốc gia thông qua kiến nghị theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế của INTOSAI về nỗ lực của Chính phủ nhằm tăng cường năng lực cảnh báo sớm, giảm thiểu rủi ro và quản lý rủi ro sức khỏe quốc gia và toàn cầu.

Tổng số có 84 cuộc kiểm toán môi trường đã được thực hiện chủ yếu dưới loại hình kiểm toán hoạt động, với chủ đề đa dạng và bao trùm lên hầu hết tất cả các lĩnh vực môi trường, như quản lý chất lượng không khí, biển, tài nguyên nước, xử lý chất thải, quản lý chất thải y tế, phế liệu nhập khẩu, năng lượng tái tạo, bảo tồn thiên nhiên, chống tình trạng sa mạc hóa, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và suy thoái đất.

Bên cạnh đó, còn có 35 cuộc kiểm toán SDGs được thực hiện trong giai đoạn 2018-2021. Tất cả các SAI thành viên thông báo rằng đã thực hiện ít nhất một cuộc kiểm toán liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững.

Có thể thấy các chủ đề kiểm toán được đưa ra sau Tuyên bố Hà Nội đã tập trung vào những lĩnh vực có ý nghĩa to lớn trong việc mang lại giá trị và lợi ích cho người dân, như nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe, cung cấp dịch vụ phúc lợi; phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục công; an ninh lương thực bền vững; quản lý tài chính quốc gia bền vững; quản lý bền vững chính sách dân số và nhân khẩu học...

Hằng Nga