Sau khi đỗ ô tô người điều khiển chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn, nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy, phải đặt ngay báo hiệu.
Khoản 1 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ có quy định Khi dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị, người điều khiển phương tiện phải thực hiện các quy định sau đây: Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
Các trường hợp cảnh sát được tạm giữ ô tô đỗ sai quy định. Ảnh minh họa |
Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; Xe cơ giới khi dừng, người lái xe không được rời khỏi vị trí lái; Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Khoản 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ có quy định Cấm dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: Bên trái đường một chiều; Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; Trên cầu, gầm cầu vượt; Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; Nơi đường giao nhau; Nơi dừng của xe buýt; Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; Trong phạm vi an toàn của đường sắt; Che khuất các biển báo hiệu đường bộ.
Điều 19 Luật Giao thông đường bộ có quy định về việc Dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị như sau: Khi dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị, người điều khiển phương tiện phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây: Phải cho xe dừng, đỗ sát hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô-tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét; Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.
Theo Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi sau:
- Điều khiển ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;
- Điều khiển ôtô lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường; người vi phạm mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông;
- Người điều khiển ôtô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
- Điều khiển ôtô không có Giấy đăng ký xe, không có biển số; không đủ kiều kiện an toàn kĩ thuật;
- Điều khiển xe môtô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
- Điều khiển xe môtô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;
- Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
- Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
- Điều khiển xe mô, xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe theo quy định;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
- Người điều khiển xe ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ôtô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 6 tháng;
- Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: “Việc tạm giữ tang vật, phương tiện phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành”.
Bên cạnh đó, khoản 9 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm.
Trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 2 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 2 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ một bản, người vi phạm giữ một bản.
(Theo Viet Q)