1. Nghi thức nào các vị vua thường làm vào mùng 1 Tết?

  • Vi hành
    0%
  • Cúng lễ tổ tiên
    0%
  • Lập đàn cầu bình an
    0%
  • Ban thưởng xuân cho quần thần
    0%
Chính xác

Các vị vua thời Trần, Lê, Nguyễn vào ngày Tết đều chú trọng cúng lễ tổ tiên. Đối với vua nhà Trần, ngày mùng 1 Tết, sau khi nhận lễ bái hạ của con cháu và quan tướng buổi sáng, vua thường đến cung Trường Xuân, hướng về các lăng tổ tiên làm lễ vọng bái.

Sang thời Lê Trung Hưng, vào ngày mùng 1 Tết, các vua Lê cũng thực hiện nghi lễ cúng bái tổ tiên ngay tại điện Kính Thiên rồi mới tiến hành nhận nghi thức chúc thọ của hoàng tộc và trăm quan. Điện Kính Thiên, thời Lê sơ vốn là nơi vua thiết triều, đến thời Lê Trung Hưng chuyển thành nơi vua Lê thờ cúng tổ tiên.

2. Để tiễn năm cũ, triều Nguyễn thường làm lễ gì?

  • Trừ tịch
    0%
  • Trừ tuế
    0%
  • Khánh tuế
    0%
  • Ban sóc
    0%
Chính xác

Để tiễn năm cũ, triều Nguyễn làm lễ Trừ tuế ở các miếu thờ tổ tiên. Lễ trừ Tuế tế một tuần rượu và không có văn khấn. Đến lúc giao thừa sẽ làm lễ Trừ tịch, lại cúng tổ tiên toàn bằng cỗ chay. Vào thời khắc đón năm mới đến, các vị hoàng tử, hoàng thân đã được phân công nhiệm vụ đến các miếu làm lễ cúng Giao thừa.

3. Vị vua nào sau đây lên ngôi vào mùng 1 Tết?

  • Lê Nhân Tông
    0%
  • Minh Mạng
    0%
  • Tự Đức
    0%
  • Lý Nhân Tông
    0%
Chính xác

Vua Minh Mạng (1791-1841), vị vua thứ 2 của triều Nguyễn, lên ngôi vào sáng mùng 1 năm Canh Thìn (1820). Ông lên ngôi khi gần 30 tuổi, có nhiều cải cách quan trọng như bỏ dinh trấn, chia cả nước làm 31 tỉnh, khuyến khích dân khai hoang lập ấp.

Vốn là người tinh thông nho học, vua Minh Mạng rất quan tâm việc học tập và củng cố thi cử. Năm 1822, ông mở lại các kỳ thi Hội, Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Vua Minh Mạng còn nổi tiếng là vị vua đông con nhất triều Nguyễn với tổng cộng 142 người, trong đó có 78 hoàng tử và 64 công chúa.

Ngoài vua Minh Mạng, một số vị vua khác cũng lên ngôi vào mùng 1 Tết gồm vua Mạc Thái Tông (năm 1530), vua Lê Thế Tông (năm 1573), vua Thành Thái (năm 1889)…

4. Đâu là hoạt động vui chơi chính của vua quan nhà Nguyễn vào dịp Tết?

  • Đua ngựa
    0%
  • Bắn cung
    0%
  • Cờ người
    0%
  • Đầu hồ
    0%
Chính xác

Dưới thời nhà Nguyễn, vào mỗi dịp Tết, vua quan thường có 3 hoạt động vui chơi chính là đầu hồ, họa ngự thi, trò chơi đánh thơ. Đầu hồ chỉ phổ biến ở tầng lớp vua chúa, quan lại.

Để chơi trò này, cần chuẩn bị một bó gồm 12 thẻ tre (tượng trưng cho 12 tháng trong năm), một chiếc bình không đáy. Ở giữa chiếc bình và vị trí đứng, người ta đặt một miếng gỗ rộng 25cm, dài 40cm, cao khoảng 5cm, gọi là con ngựa hay con cóc. Khi chơi, vua chúa và quan lại đứng ở vạch cách bình khoảng 2,5m.

Sau đó, vua ném thẻ gỗ về phía trước, sao cho thẻ gỗ đập vào con cóc rồi nảy lên rơi vào miệng bình. Thẻ rơi trúng bình sẽ gõ vào trống nhỏ đặt dưới đế, phát ra tiếng “binh! binh!” báo hiệu thắng lợi.

5. Vị vua nào thích chơi thể thao ngày Tết?

  • Gia Long
    0%
  • Tự Đức
    0%
  • Bảo Đại
    0%
  • Khải Định
    0%
Chính xác

Khác với các vua tiền nhiệm, Bảo Đại, vị vua cuối cùng triều đình phong kiến Việt Nam, chọn cách du xuân ngày Tết bằng những môn thể thao. Theo lời kể của bà Trần Thị Vui, một cung nữ thời đó, sáng mồng Một Tết, vua cùng Nam Phương hoàng hậu sẽ tới cung Diên Thọ thăm Hoàng Thái hậu Đức Từ Cung để tỏ lòng hiếu thảo. Sau đó, vua sẽ đi chơi golf, tennis, biểu diễn Jet ski trên sông Hương ngay trong những ngày Tết Nguyên đán.