1. Các ghi chép về việc xử phạt người buôn bán, sử dụng thuốc phiện xuất hiện nhiều nhất dưới triều đại nào?
-
Nhà Lý
0%
- Nhà Trần
0%- Nhà Lê
0%- Nhà Nguyễn
0%Chính xácVào giữa và cuối thời nhà Nguyễn, giao thương quốc tế giữa các nước châu Âu và châu Á phát triển chóng mặt. Người châu Âu bắt đầu mang thuốc phiện đến bán cho Trung Quốc, lúc này đang nằm dưới quyền cai trị của nhà Thanh.
Lâu dần, thuốc phiện theo các chuyến hàng xâm nhập vào Việt Nam. Trước đó, thuốc phiện cũng xuất hiện ở một số địa phương miền núi nhưng số lượng không nhiều.
Suốt gần 100 năm, nhà Thanh (Trung Quốc) và nhà Nguyễn (Việt Nam) liên tục phải đối phó với tệ nạn buôn bán, sử dụng thuốc phiện.
2. Thời nhà Nguyễn, hình phạt nặng nhất dành cho việc buôn bán, sử dụng thuốc phiện đối với người dân là gì?
-
Xử trảm
0%
- Xử giảo
0%- Đi đày
0%- Tịch thu tài sản
0%Chính xácTheo sách Đại Nam thực lục, vào năm 1839, buôn bán, hút thuốc phiện đều bị xử nặng nhất là tội chết.
Cụ thể, kẻ buôn bán thuốc phiện có thể bị sung lính ở miền biên ải xa xôi đến xử giảo (tử hình bằng cách thắt cổ) hoặc xử giảo giam hậu (cũng là xử giảo nhưng được giam lại đợi quyết định từ vua).
Kẻ hút thuốc hoặc lén nấu thuốc để dùng tại nhà cũng bị phạt 100 trượng, tịch thu tài sản, sau đó cho đi đày. Người trong cùng gia đình cũng bị liên lụy nếu không tố giác.
Đặc biệt, người tố giác kẻ buôn thuốc phiện sẽ được thưởng bạc tùy theo số lượng tang vật thu được. Nếu tịch thu tài sản của kẻ có tội mà số bạc thưởng vẫn ít, vua cho phép trích công quỹ để thưởng bù.
3. Các quan mắc tội buôn bán thuốc phiện sẽ bị vua xử như thế nào?
-
Xử trảm
0%
- Xử giảo
0%- Xử lăng trì
0%- Tịch thu tài sản
0%Chính xácThời nhà Nguyễn, các quan lại mắc tội buôn bán thuốc phiện sẽ bị xử chém. Đồng thời, mức độ nặng nhẹ cũng tùy thuộc vào khối lượng thuốc phiện thu được.
Sách Đại Nam thực lục có chép: “Với thuyền công phái đi ngoại quốc mà quan lại trong thuyền mua giấu thuốc phiện sống, chín mang về, tang vật không tới 1 cân thì xử trảm giam hậu, 1 cân trở lên thì trảm quyết, tài sản của kẻ can phạm bị tịch thu”.
4. Vị vua nhà Nguyễn nào được cho là người chống thuốc phiện quyết liệt nhất?
-
Vua Gia Long
0%
- Vua Minh Mạng
0%- Vua Thiệu Trị
0%- Vua Tự Đức
0%Chính xácVua Minh Mạng nổi tiếng với việc quyết liệt chống tệ nạn thuốc phiện. Các quy định xử tội kẻ buôn bán, sử dụng thuốc phiện hay thưởng cho người tố giác đều được ông xét tới.
Ngoài ra, vua cũng theo dõi sự ảnh hưởng của thuốc phiện đối với cơ thể con người:
“Thuốc phiện khi mới sử dụng có thể khiến đầu óc minh mẫn, chống lại sơn lam chướng khí. Tuy nhiên, hút nhiều thành nghiện, khiến người ta không thể dứt ra được. Nhiều kẻ nghiện đến mức mất cả cơ nghiệp, cũng có kẻ vì nghiện mà mòn mỏi rồi chết. Những người này vì u mê mà chỉ biết đến sự thích thú nhất thời, nên phần nhiều bị mê hoặc”.
5. Vị vua nhà Nguyễn nào đã thả nổi việc buôn bán, sử dụng thuốc phiện?
-
Vua Gia Long
0%
- Vua Thiệu Trị
0%- Vua Tự Đức
0%- Vua Dục Đức
0%Chính xácDưới thời vua Tự Đức, mọi cố gắng bài trừ tệ nạn thuốc phiện của hai đời vua tiền nhiệm là Minh Mạng và Thiệu Trị đã bị xóa bỏ.
Ngay thời điểm vua mới lên ngôi, triều đình đã có dấu hiệu thiếu kiểm soát với tệ nạn này. Những kẻ buôn bán, sử dụng thuốc được tự thú để tránh bị xử tội chết hay tịch thu tài sản.
Thậm chí, các quan lỡ nghiện thuốc phiện, sau khi bị cách chức cũng có cơ hội phục chức nếu chứng minh đã cai nghiện. Đến năm 1865, vua Tự Đức còn cho phép buôn bán thuốc phiện trong nhân dân, miễn là phải nộp đủ thuế. Vua giải thích việc này như sau:
“Phải đánh thuế nặng để cho người bán ít đi, mà người hút cũng ít đi. Như thế là không cấm mà cũng như cấm”.
- Vua Thiệu Trị
- Vua Minh Mạng
- Xử giảo
- Xử giảo
- Nhà Trần