Song song với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và mạng lưới Internet trong vòng một thập kỷ vừa qua là sự gia tăng không ngừng, cũng như tác động tiềm ẩn của các cuộc tấn công mạng, từ Stuxnet đến NotPetya, WannaCry và các loại mã độc khác, các cuộc tấn công đã trở nên phức tạp và tinh vi hơn nhiều.

Thiệt hại trung bình của một lần dữ liệu doanh nghiệp bị xâm nhập trái phép có thể lên đến 4 triệu đô la, chính vì vậy, tăng cường an ninh bảo mật không gian mạng không còn là một lựa chọn, mà là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp.

{keywords}

Theo đó, sẽ có 5 xu hướng về an ninh mạng trong năm 2020 đã được các chuyên gia bảo mật đúc kết như sau:

Vũ khí mới: Trí tuệ Nhân tạo

Khả năng khai thác dữ liệu của AI đã giúp ích rất nhiều trong cuộc chiến chống tội phạm mạng, bao gồm khả năng nhận biết và phát hiện những bất thường nhanh chóng và triệt để hơn, từ đó xây dựng các biện pháp đối phó hiệu quả.

Tuy nhiên, không chỉ phục vụ cho mục đích tốt, AI cũng có thể biến thành vũ khí lợi hại của những kẻ tấn công mạng trong việc tạo ra các phần mềm độc hại, có thể dẫn tới những thiệt hại nặng nề hơn. Đối với mã độc mới, chúng ta sẽ mất nhiều thời gian để phát hiện ra chúng hơn, và điều đó đồng nghĩa với việc các mã độc này có nhiều thời gian để gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào công nghệ thì người bảo vệ không thể đi trước đón đầu kẻ phá hoại. Các mã độc được tạo ra bằng AI sẽ dễ dàng tránh được các quy trình chống mã độc dựa trên các dấu hiệu đặc trưng truyền thống.

Hợp tác để bảo vệ chuỗi cung ứng

Với hơn 75 tỷ thiết bị di động (bao gồm IoT) dự kiến được sử dụng trên toàn cầu vào năm 2020, các lỗ hổng như phần mềm cũ, thiết bị không bảo mật và tài khoản quản trị viên mặc định có thể tiếp tay cho những kẻ tấn công xâm nhập vào hệ thống. Bên cạnh đó, vào năm 2022 – hơn một nửa dữ liệu doanh nghiệp sẽ được tạo và xử lý ở vùng ngoại biên (edge), bên ngoài trung tâm dữ liệu hoặc đám mây.

Để chống lại nguy cơ này, các nhà cung cấp sẽ liên kết với nhau để bảo vệ khách hàng và chuỗi cung ứng của họ. Các giải pháp tích hợp cũng có thể cung cấp khả năng bảo vệ tăng cường – ví dụ: nền tảng Microsoft Identity bổ sung xác thực đa yếu tố cho 1,4 triệu ứng dụng, nhiều ứng dụng trong số đó, như ServiceNow, GoogleApps và Salesforce, được các doanh nghiệp sử dụng hàng ngày.

Trong tương lai, chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều sự hợp tác trên phạm vi rộng hơn và chính thức hơn. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp công nghệ sẽ đặt khách hàng lên hàng đầu, đồng thời hiểu được sự phức tạp của chuỗi cung ứng hiện đại.

Mây hóa để tối ưu an ninh bảo mật

Cho đến khi tất cả các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bảo mật tốt nhất, thì ngay cả những tất công cơ bản như phishing vẫn luôn là mối đe dọa, nhất là khi hiện nay các công ty đang có xu hướng tập trung vào việc nâng cao năng suất và sự linh hoạt cho nhân viên bằng việc cho phép sử dụng thiết bị cá nhân để xử lý công việc.

Các giải pháp độc lập hay máy chủ sở tại sẽ không thể là giải pháp bền vững cho các cuộc tấn công trực tuyến. Đám mây chính là chìa khóa thực sự, cung cấp các công cụ tăng cường an ninh cho doanh nghiệp như sức mạnh AI, hay các biện pháp bảo vệ như kiểm tra vị trí đăng nhập hoặc xác thực thứ cấp, mà không khiến lưu lượng truy cập bị ngắt quãng.

Hiện tại, hai phần ba doanh nghiệp đã sử dụng đám mây lai (Hybrid Cloud) hoặc có kế hoạch triển khai trong tương lai gần. Với thị trường đám mây toàn cầu tăng trưởng hơn 40% trong năm 2019, đây sẽ là một xu hướng chắc chắn xảy ra trong năm 2020.

Mật khẩu sẽ dần biến mất và sự lên ngôi của Zero Trust

Trong năm 2019, hơn 4 tỷ hồ sơ đã bị tấn công do dữ liệu bị xâm nhập trái phép. Mật khẩu lỏng lẻo vẫn luôn là vấn đề báo động, đặc biệt là với những malware được tạo ra bằng AI. Trong thực tế, 63% các hoạt động xâm nhập dữ liệu được xác nhận liên quan đến việc sử dụng các mật khẩu yếu, mật khẩu mặc định hoặc mật khẩu bị đánh cắp.

Zero Trust sẽ là giải pháp trong tương lai. Giống như tên gọi của nó, các hệ thống Zero Trust không tự động tin tưởng bất cứ điều gì diễn ra bên trong phạm vi bảo vệ. Vì vậy, ngay cả khi các các truy cập đáng ngờ có thể vượt qua những bức tường lửa, chúng vẫn sẽ cần phải thực hiện các yếu tố xác thực bổ sung để tiếp cận các phần khác nhau trong hệ thống.

Xác thực đa yếu tố cho các doanh nghiệp có thể giúp giảm hơn 99,9% nguy cơ sử dụng danh tính trái phép. Bằng cách sử dụng sinh trắc học và các cách xác định bằng danh tính khác nhau, các tổ chức có thể tăng cường mức độ an toàn và hợp lý hóa trải nghiệm người dùng, đồng thời mở rộng quy mô mà vẫn đảm bảo quyền riêng tư cá nhân.

Các quốc gia là tác nhân gây đột phá

Chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều hơn những cuộc tấn công mạng có quy mô và chủ đích tầm cỡ quốc gia, nhắm đến các hoạt động mang ý nghĩa chính trị và xã hội trên thế giới. Những cuộc tấn công này đa dạng dưới nhiều hình thức: thông qua các nền tảng mạng xã hội, các hoạt động thao túng, hoặc ở ngay dưới dạng phishing (giả mạo) cơ bản.

Nói về vấn đề này, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của tập đoàn BKAV có chia sẻ với phóng viên ICTNew:“Do tính chất kết nối mạng toàn cầu, tấn công mạng không phân biệt trong nước hay nước ngoài. Chúng ta không thể cấm việc hacker từ nước ngoài tấn công vào Việt Nam nhưng chúng ta có thể nâng cao năng lực để tự bảo vệ chúng ta trước các cuộc tấn công đó”.

Ngoài ra, “tấn công mạng sẽ không mất đi hoàn toàn, điều quan trọng là chúng ta chủ động trong việc bảo vệ, phòng chống, khắc phục giảm thiểu tối đa thiệt hại nếu có tấn công xảy ra”, ông Ngô Tuấn Anh nói thêm.

Phong Vũ

Người dùng phải tuân thủ quy trình bảo mật khi lưu trữ dữ liệu trên Cloud

Người dùng phải tuân thủ quy trình bảo mật khi lưu trữ dữ liệu trên Cloud

Theo các chuyên gia, sử dụng đám mây đang là xu hướng nhưng chúng ta không thể đưa tất cả dữ liệu lên Cloud. Đồng thời, người dùng cần trang bị kiến thức để bảo vệ tài khoản và lưu trữ dữ liệu trên Cloud an toàn hơn.