Một cô gái Hàn Quốc sống độc thân và đang là nhân viên văn phòng. Vào các ngày trong tuần, cô làm việc ở Seoul và cuối tuần trở về ngôi nhà nông thôn tại làng Odoi ở Chungcheong-do. Giống như tất cả các nhân viên văn phòng khác, cô đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về nhà: “Mình thường dành những ngày cuối tuần để ngủ. Rồi một ngày, sau khi xem một chương trình có tên "Chúng ta thuộc về tự nhiên", nhìn thấy những người dân sống tự do, hài hoà với thiên nhiên trên núi, mình cảm thấy thật tuyệt vời. Vì vậy, mình đã muốn có một ngôi nhà nhỏ ở nông thôn, ngay cả khi nó không phải là một ngôi nhà ở trên núi."
Cô bắt đầu việc cải tạo ngôi nhà Hanok (nhà truyền thống Hàn Quốc) cũ ở nông thôn vào mùa xuân năm 2020. Hướng sửa chữa, cấu trúc và thiết kế được cô quyết định trực tiếp còn việc xây dựng tổng thể như xây dựng mái, gia cố kết cấu, đường ống và thiết bị lò hơi được thiết kế bởi nhà thầu.
Ngôi nhà cũ tồi tàn giống như nhà ma |
Vì ngôi nhà đã lâu không có ai ở nên trông rất tồi tàn và cũ kĩ. Những người bạn cùng cô đi xem nhà đều thốt lên rằng nó giống như một ngôi nhà ma, nhưng cô tin rằng ngôi nhà này là của mình: “Ngay khi mình mở cửa bước vào sân, mình cảm thấy không khí thay đổi hẳn. Mình đã đi xem nhiều ngôi nhà khác tốt hơn so với ngôi nhà này, nhưng mình không biết sửa chữa nó như thế nào để làm nó thành không gian của riêng mình.”
Khó khăn là mái nhà được làm bằng ngói đen - một chất gây ung thư, không có nhà vệ sinh và nhà bếp. Vì vậy, cô phải đấu nối nguồn cấp nước và chôn một bể phốt mới.
Phần mái đã xuống cấp trầm trọng |
Các cửa sổ và cửa ra vào vẫn được giữ nguyên vẹn để bảo tồn hình dáng truyền thống của nhà Hanok. Thay vào đó, để đảm bảo an ninh và cách nhiệt, một cửa sổ cố định và cửa quay đã được lắp đặt bên trong. “Sẽ ấm hơn và đẹp hơn nếu trồng thêm bãi cỏ trong sân, nhưng vì mình chỉ đến vào cuối tuần, cũng không có tự tin và thời gian để cắt cỏ dại nên mình đã đặt đá vụn”, cô chia sẻ.
Không gian cô lo lắng nhất là nhà bếp. Do người dân trước đây sống theo hình thức lò sưởi nên hình dạng của lò vẫn được giữ nguyên. Cô thích thời gian ở trong bếp và muốn có một không gian thoải mái khi nấu nướng hoặc ăn uống. Vì vậy, cô đặc biệt ưu tiên vào phần thiết kế ánh sáng và cách nhiệt. Cô giữ nguyên cửa sổ và cửa ra vào.
Tuy nhiên, không gian quá nhỏ so với nội thất phải lắp đặt nên tủ lạnh, máy giặt, bồn rửa và bếp cảm ứng đều phải vừa vặn. Không gian hình chữ A hẹp nên bồn rửa được làm theo kích thước nhỏ. Cô đã đặt mua máy hút mùi và không lắp tủ trên bồn rửa. Nội thất có tông màu trắng làm bằng gỗ với các vật dụng nhỏ gọn.
Ngôi nhà truyền thống sau khi được cải tạo lại |
Khu vực ăn uống ấm cúng |
Đồ nội thất được sắp xếp vừa vặn |
Do đặc điểm của một ngôi nhà Hanok, ba căn phòng nhỏ hình vuông được kết nối thành một đường thẳng. Cô quyết định sử dụng làm phòng khách, phòng lớn, và phòng ngủ. Mỗi phòng đều có cửa sổ và cửa ra vào truyền thống. Do kết cấu dài và hẹp nên cô chỉ đặt bàn trà hình tròn và tivi. Không gian phòng ngủ có diện tích nhỏ nên cô chỉ kê một chiếc giường và một chiếc móc để treo áo khoác.
Trước đây, ngôi nhà này không có nhà vệ sinh, không gian lại hẹp nên cô thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm cùng nhau, đồng thời lắp đặt thêm một chiếc bồn rửa.
Không gian phòng khách tối giản |
Không gian phòng ngủ |
Ngôi nhà ban đầu tồi tàn nhưng khi tu sửa xong lại trở thành một ngôi nhà to, rộng và mang đậm bản sắc truyền thống của nhà Hanok. Cô tâm sự: “Tuy có nhiều khó khăn và nhiều lúc mình muốn từ bỏ ngôi nhà này, nhưng khi hoàn thành và nhìn lại, mình thấy hạnh phúc vì tạo ra được một không gian thực sự phù hợp với bản thân.”
Theo Báo Tổ quốc
Nhà trong hẻm “lột xác” thành không gian sống “vạn người mê” ở Sài Gòn
Đáp ứng yêu cầu của gia chủ, đội ngũ kiến trúc sư quyết định cải tạo nhà trong hẻm thành không gian sống mới độc đáo khiến ai đi qua cũng phải ngoái nhìn.