"Văn phòng thuộc quyền quản lý, sử dụng của công ty để làm việc. Việc ra quyết định cấm ngủ trưa tại văn phòng là không vi phạm pháp luật về lao động vì họ chỉ cấm ngủ ở văn phòng chứ không cấm ngủ trưa ở những nơi khác”.

Luật sư Trần Xuân Thành, Công ty Luật Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết.

"Vì sự nghiệp toàn cầu hóa, tôi cấm nhân viên ngủ trưa"

"Cần ban lệnh cấm ngủ trưa trong công sở toàn quốc" 

Mới đây, FPT IS vừa ra quy định ban hành nội quy văn phòng tại khu vực Hà Nội. Trong đó quy định chính thức cấm cán bộ, nhân viên công ty nằm ngủ trong khu vực làm việc. Nội quy có hiệu lực từ đầu từ tháng 6/2014.

{keywords}
Nhân viên thường chọn ngay bàn làm việc của mình để nghỉ trưa (Ảnh minh hoạ)

Người đưa ra quyết định là ông Đỗ Cao Bảo, chủ tịch công ty, lý do ông bảo đưa ra lệnh cấm ngủ trưa tại văn phòng là do ông nghe được ý kiến của một vị khách nước Mỹ và một khách hàng Hà Lan phàn nàn về hình ảnh nhếch nhác, phản cảm khi nhìn thấy cảnh nhân viên của công ty này ngủ trưa trong văn phòng làm việc và họ cảm thấy “sốc”.

Quy định được ban ra, không chỉ gây nên những ý kiến tranh cãi trong chính nội bộ FPT IS mà nó còn trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên nhiều mặt báo, nhiều diễn đàn hay fanpage.

Một số người tỏ ra khá đồng tình với quy định trên của ông Bảo và cho rằng việc ban hành quy định là hoàn toàn đúng và không vi phạm nội quy hay hợp đồng lao động. Những người này cho rằng việc ngủ trưa tại văn phòng sẽ tạo nên một hình ảnh nhếch nhác, mất mỹ quan và khiến cho công việc buổi chiều bị chậm lại không linh hoạt.

Tuy nhiên, trái với quan điểm trên, đại đa số nhân viên các công ty, văn phòng trên địa bàn Hà Nội lại cho rằng việc làm của ông Bảo là phản khoa học, không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của đất nước.

Ho cho hay, quy định quá tếu táo, hài hước, ông Bảo quá rập khuôn và cứng nhắc khi cứ thấy người ngoài chê cái gì là mình phải áp dụng và phải thay đổi. Một giấc ngủ trưa khoảng 15 đến 20 phút là đã có thể lấy lại sự hưng phấn để làm việc buổi chiều. Nếu không được chợp mắt thì cả buổi chiều mệt mỏi, lại buồn ngủ, hiệu quả công việc sẽ giảm sút. Nói tóm lại, ý kiến trên chỉ là một chiều, chưa phán xét hết hoàn cảnh của nhân viên.

Có thể nói thật khó để quy kết đúng hay sai cho quy định trên bởi ở mỗi công ty, cơ quan có những quy định đặc thù trên và những người đứng đầu có quyền ban hành quy chế để giúp công ty họ ngày càng phát triển tiến bộ hơn.

Luật sư Trần Xuân Thành, Công ty Luật Tuệ Anh - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: “Việc ban hành quy định cấm cán bộ, nhân viên ngủ trưa tại khu vực làm việc (Văn phòng công ty) của Công ty nêu trên là không vi phạm các quy định của Bộ luật lao động hiện hành cũng như các quy định pháp luật khác về các quyền của công dân, quyền con người. Bởi lẽ, văn phòng là nơi làm việc thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp nên quyền quyết định mục đích sử dụng thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp đó”.

“Mặt khác, quy định của công ty là cấm ngủ tại văn phòng chứ không hề cấm nhân viên ngủ ở những nơi khác. Xét về thực tế, mục đích của văn phòng là nơi để làm việc, rõ ràng không phải nơi để ngủ, nghỉ. Công ty ban hành quy định như trên cũng góp phần thay đổi tư duy, tác phong làm việc của người lao động và thể hiện tính chuyên nghiệp hơn”, luật sư Thành chia sẻ thêm.

Hạnh Thuý