Ngay từ khi một số nước Trung Đông và Nam Âu không cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của họ tấn công Iraq, giới quân sự Mỹ đã tính đến việc đầu tư nghiên cứu, chế tạo JMOB. Kinh nghiệm đóng tàu vận tải chở container cỡ lớn và trình độ xây dựng các cơ sở khai thác tài nguyên ở những vùng biển sâu đã giúp các kỹ sư Mỹ giải quyết hầu như toàn bộ các vấn đề về chuyên môn trong thiết kế JMOB.
Theo cơ quan nghiên cứu hải quân Mỹ, JMOB được thiết kế để bảo đảm thực hiện chiến thuật cho cả hải quân và lính thủy đánh bộ. Một JMOB lớn, hoàn chỉnh gồm 5 mô-đun riêng lẻ lắp ghép lại với nhau. Trong đó, mỗi mô-đun đều có thể di chuyển độc lập bằng động cơ diesel-motor điện với tốc độ 32km/giờ. Chiều rộng của một mô-đun khoảng 152m, dài 300m và chiều cao nổi trên mặt nước là 36,5m.
Các mô-đun dùng để lắp ghép vào JMOB được thiết kế để có thể hỗ trợ bảo đảm cho nhiều loại máy bay lên xuống, kể cả lên xuống thẳng đứng, đặc biệt là bảo đảm cho các loại máy bay vận tải hạng nặng như C-17 lên xuống trong điều kiện thời tiết có gió cấp 6 (46-57 km/giờ). Các mô-đun được thiết kế theo kiểu nửa chìm nửa nổi. Việc giữ ổn định cho mô-đun chủ yếu dựa vào vật nặng giữ thăng bằng của tàu, giúp cho mô-đun chống chọi với sóng, gió. Việc chế tạo các mô-đun được áp dụng theo công nghệ đóng tàu chở container hoặc tàu chở dầu cỡ lớn.
Với đặc điểm thiết kế như vậy, JMOB thực tế là một sân bay lớn, bảo đảm cho các loại máy bay thông dụng có thể lên xuống được. Chạy giữa JMOB là đường băng cho máy bay vận tải. Có khoảng 5 đường băng dành cho máy bay chiến đấu, nằm song song hoặc vuông góc với đường băng cho máy bay vận tải. Nhà chứa máy bay được bố trí ngầm bên dưới sân tập kết máy bay trước khi cất cánh. Các đường băng đều được trải các tấm caflas hình lỗ tổ ong. Một JMOB có 3 sân bay dành cho trực thăng, có khoảng 30 toà nhà từ hai tầng trở lên.
Hệ thống kho, cảng di động
Ngoài sân bay, JMOB còn có các cảng tàu được bố trí xung quanh. Một JMOB có diện tích sử dụng khoảng 174km2, trong đó khoảng 121,8km2 được lắp máy điều hoà nhiệt độ; diện tích này đủ để chứa 300.000 tấn trang thiết bị quân sự, 75 triệu ga-lông dầu và 50 triệu ga-lông nước uống. Ngoài ra, một JMOB có thể chứa được khoảng 3.500 phương tiện quân sự, chở được 5.000 công-ten-nơ, vận chuyển được 150 máy bay các loại, bảo đảm cho 1 lữ đoàn đủ của lục quân với khoảng 3.000 quân.
Đặc điểm quan trọng khác của JMOB là khả năng điều chỉnh cho nhiều hình thức tác chiến khác nhau. Nếu tác chiến bằng không quân ở giai đoạn chưa đến mức quyết liệt, JMOB được sử dụng làm căn cứ để các máy bay ném bom hạng nặng lên xuống. Đến giai đoạn áp dụng chiến thuật tiến công, JMOB sẽ được điều chỉnh để bảo đảm cho các loại máy bay vận tải hạng nặng thực hiện nhiệm vụ chuyển quân dự bị. Ngoài ra, lực lượng trên bộ cũng có thể di chuyển từ JMOB vào bờ nhanh chóng bằng tàu đổ bộ, xuất phát từ cảng nhân tạo dưới sân bay. Sau khi kết thúc trận chiến, nơi ở của binh lính trước đó sẽ sử dụng làm nơi giam giữ tù binh.
JMOB có thể di chuyển đến bất cứ nơi nào trên thế giới trong một thời gian 1 tháng. Tuổi thọ của JMOB là khoảng 40 năm.
Tuy nhiên, một thách thức lớn đặt ra đối với các nhà thiết kế là việc liên kết các mô-đun lại với nhau, còn khi đã ghép lại thì đó là vấn đề bảo đảm cho JMOB không bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. Ngoài ra, yêu cầu bảo đảm thời gian sử dụng 40 năm cho một mô-đun trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của đại dương cũng đặt ra những khó khăn.
Việc thiết kế trên máy tính và thử nghiệm trên mô hình với tỷ lệ 1:6 của Trung tâm Chiến tranh nổi của hải quân Mỹ đã cho kết quả khả quan để tiến tới chế tạo JMOB. Dự kiến, khoản ngân sách mà hải quân Mỹ sẽ chi cho kế hoạch chế tạo JMOB là khoảng 1 tỷ USD. BWX Technologies of Arlington, bang Virginia là một trong những công ty được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch đóng các mô-đun. Địa điểm tiến hành là khu vực vịnh Mexico.
Nguyên Phong
>>> Đọc tin quân sự mới nhất trên Vietnamnet
Giận Thổ mua 'rồng lửa' Nga, Mỹ chỉ muốn bán tiêm kích đời cũ thay F-35
Mỹ đề nghị bán cho Thổ Nhĩ Kỳ các tiêm kích F-16 nhằm bồi hoàn chi phí đầu tư vào chương trình phát triển siêu tiêm kích F-35 tân tiến hơn, sau khi Ankara mua các hệ thống phòng thủ tên lửa Nga bất chấp sự phản đối của Washington.
Những bí mật “gây sốc” nhất của quân đội và tình báo Mỹ
Từ các tài liệu được giải mật, các thông tin chính phủ rò rỉ và các báo cáo tiết lộ, có thể biết thêm về các chương trình bí mật của chính phủ Mỹ mà đôi khi sự thật có thể xa lạ hơn hư cấu.