TIN BÀI LIÊN QUAN
Người dùng Việt có nên mua iPhone 4S?
iPhone 4S vẫn lấn át các smartphone đối thủ
5 thất vọng lớn nhất ở iPhone 4S
Đặt iPhone 4S lên bàn cân
Không có iPhone 5, iPhone 4S gây thất vọng
Video giới thiệu iPhone 4S: chưa đã cơn khát
iPhone 4S vẫn lấn át các smartphone đối thủ
5 thất vọng lớn nhất ở iPhone 4S
Đặt iPhone 4S lên bàn cân
Không có iPhone 5, iPhone 4S gây thất vọng
Video giới thiệu iPhone 4S: chưa đã cơn khát
Sản phẩm mới và "hot" như iPhone 4S chắc chắn sẽ thúc đẩy việc bán hàng nhái tại nhiều thị trường. |
Các chuyên gia ước tính có tới 10% số sản phẩm công nghệ tiêu thụ trên toàn thế giới là hàng nhái, hàng giả, với tổng doanh thu lên tới 100 tỷ USD mỗi năm. Nhiều sản phẩm trong số này đã len lỏi được vào thị trường Mỹ thông qua các website bán hàng trực tuyến, kể cả eBay và Craiglist.
"Đồ điện tử nhái là một vấn nạn lớn của thị trường thứ cấp", ông Robert Auray, Chủ tịch kiêm CEO của GENCO Marketplace cho biết. Những website như GENCO sẽ mua lại hàng dư kho của các chuỗi bán lẻ lớn hoặc trực tiếp từ nhà sản xuất, sau đó bạn lại cho những đại lý cấp thấp. Đến lượt mình, đại lý cấp thấp lại niêm yết sản phẩm trên những website như EBay hoặc Amazon. Chất lượng sản phẩm chỉ có thể kiểm soát đến cấp website GENCO, còn sau đó thì rất khó đảm bảo.
Những đợt phát hành sản phẩm mới và "hot" như iPhone 4S chắc chắn sẽ thúc đẩy việc bán hàng nhái tại nhiều thị trường. Trên thực tế, một số website Trung Quốc như EC21.com đã bắt đầu bày bán "iPhone 5". Tất nhiên, vấn đề lớn nhất ở đây là hoàn toàn không có iPhone 5 nào cả.
Một chợ mua bán trực tuyến nổi tiếng khác của Trung Quốc là Taobao.com cũng đang niêm yết iPhone 5 với giá bán vẻn vẹn 200 NDT (tương đương 31 USD). Một số mẫu smartphone được đặt tên là "HiPhone 5" hoặc "iiPhone 5" để tránh bị cáo buộc là hàng nhái. Tuy nhiên, ảnh chụp minh họa sản phẩm thì để rõ logo Apple và hình thức thì giống hệt như iPhone. Tuần trước, nhà chức trách Trung Quốc đã phá được một đường dây sản xuất iPhone nhái và thu giữ rất nhiều iPhone 5 rởm.
Trang AP cũng đã tiến hành khảo sát nhanh nhiều website mua sắm thông dụng ở Mỹ như eBay, Craiglist và Amazon nhưng không tìm thấy sản phẩm nào trông giống với iPhone 5 hay iPhone 4S. Tuy nhiên, bà Theresa Mock, Phó Chủ tịch Opsec Security tin rằng làn sóng hàng nhái sắp đổ bộ.
iPhone 4S sẽ được tung ra thị trường Mỹ và 6 quốc gia khác vào tuần tới. Giới phân tích đều dự đoán iPhone 4S sẽ tiếp tục bán chạy ở tất cả những thị trường này. Theo bà Mock, khi hàng thật hút khách và khan hiếm, chẳng bao lâu sau hàng nhái, hàng giả sẽ xuất hiện.
Năm ngoái, Opsec đã phát hiện được một hiện tượng đáng lo ngại: Nhiều tuần hoặc nhiều ngày trước khi hàng xịn xuất xưởng, một số website bán buôn đã niêm yết sản phẩm với mức chiết khấu cực kỳ hấp dẫn (mua 1000 sản phẩm thì giảm giá tới 65%).
Để đảm bảo rằng bạn không mua nhầm phải iPhone 4S rởm, hãy tự hỏi mình những câu hỏi dưới đây trước khi nhấn nút "Mua":
1. Giá bán có quá hời để tin được? Thị trường thứ cấp cũng giống như tất cả các thị trường khác, cũng chịu sự tác động của quy luật cung - cầu. Nếu như một sản phẩm đang hot và ăn khách thì không lý gì lại được giảm giá mạnh. Theo ông Auray, người dùng nên kiểm tra giá thật kỹ từ nhiều nguồn để ước lượng chính xác giá trị thật của sản phẩm. Nếu bạn bắt gặp một mức giá quá thấp, đó có thể là dấu hiệu của sự lừa đảo.
2. Sản phẩm trông có xịn không: Điều này hơi khó khi mua online iPhone 4S, bởi thiết kế của nó giống hệt iPhone 4. Tuy nhiên, luôn luôn xem kỹ ảnh chụp thực tế và miêu tả về sản phẩm. Nếu như website niêm yết cả những tính năng mà sản phẩm gốc không có (theo thông cáo báo chí), đó chính là hàng nhái.
3. Người bán có chính sách trả lại hàng không. Nếu câu trả lời là không thì đây là một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng.
4. Người bán có trang Facebook hay tài khoản Twitter không? Nếu có, bạn hãy tìm hiểu xem người dùng nói gì về người bán đó, công ty của họ đã thành lập được bao lâu...
Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là mua hàng ở những website được ủy quyền hợp pháp, bà Mock kết luận.
Trọng Cầm