Công nghiệp hỗ trợ là nền tảng để các ngành công nghiệp chính phát triển nhanh, bền vững và đóng vai trò quyết định đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thúc đẩy CNHT phát triển, Việt Nam mới có thể thoát khỏi phận gia công, lắp ráp, xây dựng nền kinh tế tự lực tự cường. Do đó, lĩnh vực CNHT đang được Chính phủ quan tâm lớn.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, vấn đề vốn vẫn luôn là một nút thắt đối với hầu hết các DN. Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ về vốn cho DN nhưng khoảng cách từ chính sách đến thực thi vẫn còn lớn. Các DN CNHT đa số là DN nhỏ và vừa, thiêu vốn nhưng lại không tiếp cận được các ưu đãi vốn.
Nghị quyết 115 của Chính phủ ban hành ngày 6/8 về các giải pháp thúc đẩy CNHT phát triển đã đề cập đến những chính sách mới về ưu đãi vốn, như cấp bù lãi suất...
Trước thực tế này, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm trực tuyến: Thách thức tiếp cận vốn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”.
Tọa đàm có sự tham gia của 3 khách mời:
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI)
Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp
Mời độc giả theo dõi chương trình tại video sau:
Một số hình ảnh tại toạ đàm:
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam |
Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) |
Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) |
Ông Đậu Anh Tuấn và bà Trương Thị Chí Bình |
Nhà báo Phạm Huyền và ông Đậu Anh Tuấn |
Các khách mời tại toạ đàm |
VietNamNet
Dệt may Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19: Bài học làm chủ chuỗi cung ứng
Để công nghiệp hỗ trợ dệt may phát triển, doanh nghiệp lớn cần đồng hành cùng các doanh nghiệp nhỏ tăng năng lực sản xuất, tăng liên kết vùng từ đó, tạo được tổ hợp khép kín chuỗi giá trị sản xuất.