Hội thảo cập nhật kết quả nghiên cứu, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đang được chuyển giao, áp dụng trong nuôi trồng, khai thác thủy sản và chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Nổi bật là nhiều mô hình, giải pháp ứng dụng hiệu quả và cách làm hay được giới thiệu đến các đơn vị, doanh nghiệp, hộ dân ở các địa phương. 

{keywords}
Công nhân chế biến thủy sản

Theo báo cáo tại Hội thảo, từ năm 2017 đến nay, Tổng cục Thủy sản đã công nhận 21 tiến bộ kỹ thuật, trong đó chủ yếu là tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, 2 tiến bộ kỹ thuật về bảo quản sản phẩm, chưa có tiến bộ kỹ thuật về sơ chế sản phẩm thủy sản.

Tại hội thảo, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã giới thiệu một số kết quả nghiên cứu và công nghệ nổi bật của Viện trong giai đoạn 2015-2020. Bao gồm: tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống, công nghệ nuôi, lưu trữ nguồn gen và giống, bệnh và môi trường, dinh dưỡng và thức ăn, nghiên cứu về lĩnh vực nguồn lợi thủy sản nội địa…

Trường Đại học An Giang giới thiệu Ứng dụng KH&CN trong sản xuất giống cá tra, cá rô phi, cá lóc, cá sặc rằn,…

Ngoài ra, báo cáo của Trung tâm Khuyến nông/Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các tỉnh và một số nông dân đã giới thiệu một số mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản thành công tại địa phương.

Việc đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản cho thấy đã có nhiều tiến bộ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh và tạo cơ sở chuyển nhanh nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, thúc đẩy tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Kim Anh